Để bảo đảm cho bộ đội có cơm, canh nóng để ăn, bộ đội ta đã sử dụng thứ gì?
Trong chiến tranh bí mật là một trong những tiêu chí hàng đầu. Việc nấu ăn là việc khó giấu kín được vì ban đêm thấy lửa ban ngày thấy khói. Rất nhiều thương vong của bộ đội xuất phát từ việc “khói bốc lên giữa rừng”.
Hoàng Cầm đã kết hợp nhiều yếu tố dân gian để sáng tạo nên một bếp “Hoàng Cầm” rất hoàn hảo với mục tiêu giấu lửa giấu khói theo phương châm: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.
Bếp lần đầu tiên được sử dụng trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch Hòa Bình 1951-1952 và bắt đầu được phổ biến rộng rãi vào năm 1954 khi diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bếp Hoàng Cầm mang chính tên người sáng tạo ra nó, đây là sáng kiến của anh nuôi quân Hoàng Cầm nguyên là chiến sĩ nuôi quân Đại đoàn 308 - Đại đoàn quân Tiên phong.
Với sáng kiến này, bộ đội đã được ăn cơm nóng, có nước nóng để uống trong mùa đông, các viện quân y dã chiến có nước nóng để sát trùng dụng cụ y khoa... Sáng kiến này có giá trị lớn trong thực tiễn hoạt động hành quân, chiến đấu và góp phần quan trọng giữ gìn sức khỏe cho bộ đội.
Trong giai đoạn chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, bếp Hoàng Cầm được các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, dân công, công binh tham gia mở đường, sửa đường, vận chuyển lương thực phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ đã dùng bếp Hoàng Cầm đun nấu cơm nước hàng ngày mà không phải lo sợ máy bay địch phát hiện ra khói. Bếp Hoàng Cầm đã phát huy được hiệu quả cao, bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, tránh được sự phát hiện của máy bay địch, hạn chế được thương vong cho quân ta.
Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào đợt tấn công thứ hai, để khắc phục tình trạng ngày hai bữa cơm nắm, uống nước lạnh vì cơm nước phải đem từ tuyến sau ra, bộ đội ta đã đào bếp Hoàng Cầm ngay bên hầm súng để đun nấu. Khói được dẫn vào một cái hầm con trên có dải một lượt đất mỏng và xốp nên khói tỏa ra nhè nhẹ như hơi sương, phi cơ địch không nhận ra.
Tuy nhiên, bếp Hoàng Cầm nhiều lần cũng bị pháo địch bắn làm tung nồi đổ gạo nên chưa hoàn toàn bảo đảm được cơm canh nóng. Các chiến sĩ cấp dưỡng nảy ra sáng kiến đào bếp Hoàng Cầm sâu 1m80, dài rộng 30cm, nắp dầy 1m50 có thể chịu được đạn đại bác 150mm của địch.
Bộ đội ta đã đào hầm đủ sâu, rộng để đun nấu ngay trong hầm vừa an toàn và hiệu quả. Hầm có chỗ làm rau, chỗ để củi dự trữ, không còn tình trạng cứ đêm đêm phải mò đi kiếm củi, ngửi thử xem củi tươi khô thế nào mà lấy về đun từng bữa. Các anh nuôi yên tâm đi lại đun nấu, mặc cho địch bắn tứ tung, cứ đến giờ ăn chiều và sáng là có đủ cơm canh, nước nóng ngon lành cho đồng đội. Bếp Hoàng Cầm góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm