Trong phong trào “đoạt dù” được phát động tại mặt trận Điện Biên Phủ, ta nhặt được thứ gì và trao lại cho Đờ Cát?
Khi phong trào “đoạt dù” được phát động ở mặt trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta cho những khẩu đội pháo cao xạ tiến vào gần khu trung tâm, ban đêm lặng lẽ di chuyển trên cánh đồng tới giáp hàng rào dây thép gai, rồi bất thần nhả đạn vào những chiếc máy bay, bay là là xuống thấp để thả dù người và dù tiếp tế. Một phần ba đồ tiếp tế rơi vào tay bộ đội ta. Chúng ta thu được nhiều thứ mà ta đang rất cần, như đạn 105, đạn súng cối, huyết thanh khô...
Có lần, một tiểu đoàn thấy bên ngoài bao có chữ Pháp – Sucre (nghĩa là “đường”), vội ngăn không cho anh em đưa ra làm công sự. Chọc lưỡi lê vào bao, rõ ràng là đường trắng, một thứ của quý đối với bộ đội ở mặt trận.
Có cả những thứ hàng mà không ai nghĩ tới. Một chiếc dù mang toàn những cây nước đá. Giữa ngày hè nóng bỏng tại trận địa các chiến sĩ được uống nước đá pha với cà-phê, bột chanh, bột cam chiến lợi phẩm. Có chiếc dù mang theo toàn rau tươi, salát, hành tây, tỏi tây... và cả húng Láng. Những người từ Hà Nội ra đi lại có dịp nhớ tới những vườn rau ngoại thành.
Tiểu đoàn 225 lượm được một dù toàn sách báo, trong một gói có hai cuốn tiểu thuyết và lá thư của vợ Đờ Cát gửi cho chồng. Đơn vị xin ý kiến Bộ Chỉ huy Chiến dịch cách xử lý với lá thư. Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm nói nên chuyển lại cho Đờ Cát. Ta thông báo trên bộ đàm. Chỉ một giờ sau, đúng theo quy ước, một tên lính Pháp mang cờ trắng tới địa điểm hẹn, nhận lá thư và hai cuốn sách đem về Mường Thanh.
Với phong trào “đoạt dù”, ta đã giành thắng lợi mà không tổn phí nhiều xương máu của chiến sĩ, không tiêu hao nhiều đạn dược. Mỗi thứ chiến lợi phẩm này đều có những tác động khác nhau, vừa khiến cho kẻ địch đã khốn khó càng khốn khó thêm, vừa mang lại những cái ta đang cần, sẽ biến thành sức mạnh của ta tiếp tục giáng xuống đầu quân địch, lại đỡ công chuyên chở nhiều ngày trên những chặng đường lửa.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm