Đẩy mạnh chạy thận nhân tạo ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thái Bình

NDO - Nhằm giảm thiểu chi phí đi lại cho người bệnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) quyết định thành lập đơn nguyên Thận nhân tạo. Thời gian qua, nhiều người dân vùng nông thôn tại đây đã được tiếp cận và thụ hưởng kỹ thuật y học hiện đại.
0:00 / 0:00
0:00
Chạy thận nhân tạo tại bệnh viện tuyến huyện tạo nhiều thuận lợi cho người dân được tiếp cận kỹ thuật y học hiện đại.
Chạy thận nhân tạo tại bệnh viện tuyến huyện tạo nhiều thuận lợi cho người dân được tiếp cận kỹ thuật y học hiện đại.

Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyễn Duy Quyến, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hưng cho biết: Đơn vị triển khai thành công kỹ thuật lọc máu chu kỳ (thận nhân tạo) từ tháng 5/2022, đến nay cán bộ của khoa đã làm chủ hoàn toàn được kỹ thuật.

Bệnh viện hiện có 10 máy thận nhân tạo, chạy làm 3 ca/ngày; mỗi ngày lọc máu cho 30 người bệnh suy thận mạn tính, làm việc liên tục 6 ngày/tuần (nghỉ chủ nhật).

Đẩy mạnh chạy thận nhân tạo ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thái Bình ảnh 1

Các cán bộ y tế tại Bệnh viện đã làm chủ được quy trình chạy thận nhân tạo phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, kỹ thuật lọc máu chu kỳ đã được thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh được thanh toán theo đúng giá trị thẻ một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Trung bình mỗi bệnh nhân phải chạy thận từ 2-3 lần/tuần; mỗi lần từ 3-4 tiếng. Điều này đòi hỏi các bác sĩ trong khoa phải luôn theo dõi trong suốt ca lọc máu, từ lúc bệnh nhân bắt đầu đến bệnh viện và kết nối với máy, đến lúc bệnh nhân rời khỏi máy, không để xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đẩy mạnh chạy thận nhân tạo ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thái Bình ảnh 2
Thăm hỏi, tặng quà là việc làm thường xuyên của cán bộ, bác sĩ Bệnh viện, bởi hầu hết người chạy thận nhân tạo đều thuộc đối tượng rất khó khăn.
Đẩy mạnh chạy thận nhân tạo ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thái Bình ảnh 3

Thăm hỏi, tặng quà là việc làm thường xuyên của cán bộ, bác sĩ Bệnh viện, bởi hầu hết người chạy thận nhân tạo đều thuộc đối tượng rất khó khăn.

Vì là kỹ thuật mới được triển khai, nên Bệnh viện không ngừng cập nhật thêm kiến thức để hoàn thiện quy trình chuyên môn, nâng cao kỹ năng xử trí tai biến. Để tránh sự cố y khoa gây nguy hiểm cho bệnh nhân, các y bác sĩ phải thực hiện đúng quy trình chuyên môn, kiểm tra các chỉ số tiêu chuẩn trước khi vận hành, trong đó đặc biệt chú trọng chất lượng nguồn nước, dịch truyền, bảo dưỡng máy móc trang thiết bị.

Bác sĩ Chuyên khoa 1 Phạm Văn Cải, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: Hầu hết những bệnh nhân điều trị tại khoa đều có hoàn cảnh khó khăn, có những bệnh nhân phải lo tiền ăn từng bữa.

Đẩy mạnh chạy thận nhân tạo ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thái Bình ảnh 4

Người bệnh thêm gắn bó với Bệnh viện bởi luôn nhận được những tấm lòng sẻ chia từ các y, bác sĩ.

Do đó, từ khi thành lập đơn nguyên thận nhân tạo đến nay, Bệnh viện triển khai nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện hỗ trợ người bệnh như: Thăm hỏi, tặng quà; hỗ trợ suất ăn dinh dưỡng miễn phí, cắt tóc miễn phí cho người bệnh....

Đây là những hoạt động ý nghĩa, vừa động viên tinh thần, vừa giúp đỡ vật chất, phần nào hỗ trợ người bệnh vơi bớt khó khăn, không cảm thấy cô đơn trong chặng đường điều trị còn nhiều lo toan phía trước.