Đà Nẵng phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 15/11, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
0:00 / 0:00
0:00
Trao quà cho phụ nữ khó khăn.
Trao quà cho phụ nữ khó khăn.

Tại thành phố Đà Nẵng, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành, mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội; đặc biệt là sự nỗ lực của chính bản thân phụ nữ, công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực nổi bật. Tỷ lệ các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có nữ lãnh đạo chủ chốt tăng dần qua các năm, từ 53% năm 2017, lên 68% năm 2019 và 71,4% vào năm 2021.

Nữ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, tỷ lệ bình đẳng nam và nữ trong đào tạo bậc đại học, sau đại học ngày càng gần nhau. Tỷ số giới tính khi sinh duy trì ở mức tự nhiên, năm 2021 là 104,9 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Lao động nữ chiếm tỷ lệ 48% trong lực lượng lao động của thành phố; nam giới ngày càng tham gia nhiều hơn với nữ giới trong công việc gia đình.

Nhiều hoạt động, mô hình thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em phát huy hiệu quả… Những kết quả của thành phố đã góp phần không nhỏ vào thành công của Việt Nam về Chỉ số phát triển giới, đạt ở mức cao, xếp thứ 65 trong số 162 quốc gia và nằm trong nhóm cao nhất trong nhóm trên thế giới.

Công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn những tồn tại, khó khăn, thách thức như: tư tưởng định kiến, đại dịch Covid-19, biến đối khí hậu, thiên tai, bão lụt… đã tác động nghiêm trọng hơn với nhóm đối tượng yếu thế. Những áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng, khoảng cách giới trên một số lĩnh vực ngày càng lớn.

Tuy nhiên, công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn những tồn tại, khó khăn, thách thức như: tư tưởng định kiến, đại dịch Covid-19, biến đối khí hậu, thiên tai, bão lụt… đã tác động nghiêm trọng hơn với nhóm đối tượng yếu thế. Những áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng, khoảng cách giới trên một số lĩnh vực ngày càng lớn.

Tháng hành động bình đẳng giới tại Đà Nẵng, các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh thực thi pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại trẻ em; thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong mỗi người dân, nhất là thay đổi những quan niệm truyền thống, những định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới.

Đà Nẵng phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới ảnh 1

Tăng cường truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong mỗi người dân.

Toàn thành phố, đặc biệt là nam giới cùng chung tay thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; nhất là trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới, hướng tới xây dựng “thành phố an toàn, không bạo lực với phụ nữ và trẻ em” theo tinh thần Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 24/4/2020 của Thành ủy.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức trao tặng quà cho 13 phụ nữ bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giúp các chị em vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.