Gần 20 năm qua, hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia đã được các đội quy tập tìm kiếm và đưa về với đất mẹ, sau mấy chục năm nằm lại xứ người. Tại tỉnh An Giang, hầu hết các anh đều được chôn cất tại nghĩa trang Dốc Bà Đắc thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Nhưng xót xa thay, phân nửa trong số này đều mang trên mình những tấm bia vô danh.
Một buổi sáng tháng 7, khi chúng tôi vượt 90km từ thành phố Long Xuyên lên tới huyện biên giới Tịnh Biên – nơi đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đóng quân thì đã thấy căn phòng bên hông trái của doanh trại được bài trí rất trang trọng. Phía trong, dãy quách sơn cờ Tổ quốc được đặt xếp hàng ngay ngắn như tiểu đội lúc duyệt binh. Sát bên cạnh, bàn thờ cũng đã ngan ngát nhang bay…
Từng là người lính cầm súng bảo vệ biên giới Tây Nam, chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, Đại tá Huỳnh Trí, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang đã dành 20 năm sau khi nghỉ hưu để đi tìm… đồng đội. Nỗ lực của ông Hai “tìm mộ”– như cách bạn bè vẫn gọi đã góp phần quy tập được hơn 2.000 bộ hài cốt liệt sĩ, trong đó 275 hài cốt liệt sĩ có tên.
Hơn 20 năm qua, cứ hết mùa mưa bão bước sang mùa khô, Đội K51 (Đội quy tập hài cốt liệt sĩ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk) lại lặng lẽ lên đường sang tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người lính phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách mới ở nơi chiến trường xưa.
Trên khắp đất nước Việt Nam, nỗi đau chiến tranh chưa bao giờ nguôi ngoai. Hàng nghìn ngôi mộ gió, hàng chục nghìn tấm bia khuyết danh, hàng nghìn đám giỗ tập thể không di ảnh vẫn cứ âm thầm tồn tại như nỗi ẩn ức chẳng thể phai.
Những năm gần đây, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam, cùng đồng hành với các cựu chiến binh (CCB) Việt Nam đi tìm hài cốt liệt sĩ. Từng đối đầu nhau trong quá khứ nhưng giờ đây họ đã trở thành bạn bè.