Thi công mài chải đường hàn kết cấu tàu tại Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. (Ảnh Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cung cấp)

Cần chính sách đặc thù để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh

Hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có tính chất đặc thù cao, gắn với các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; do đó, cần phải có các cơ chế, chính sách đặc biệt để đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp vừa được trình lần đầu lên Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ sáu là rất cần thiết. Phóng viên Báo Nhân Dân đã khảo sát ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Theo các đại biểu Quốc hội, để phát triển nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại, cần có những chính sách khác biệt cho lĩnh vực chuyên biệt này, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh quốc gia, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều thuộc đối tượng động viên công nghiệp

Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp mở rộng phạm vi đối tượng động viên công nghiệp gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thành viên hoặc cổ đông nước ngoài có tỷ lệ vốn góp không có quyền quyết định.
Công nhân Nhà máy Z129-Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, thực hiện tổng lắp sản phẩm quốc phòng.

Bài 3: Góp phần nâng cao sức mạnh phòng thủ của đất nước

Trong bối cảnh gia tăng về thách thức hiện nay, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng góp phần nâng cao sức mạnh phòng thủ của đất nước trong tình hình mới là yêu cầu cấp thiết cần được đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Ảnh minh họa. (Nguồn: qdnd.vn)

Phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng

Thời bình, ngành Công nghiệp quốc phòng tập trung phát triển sản xuất quốc phòng và tham gia sản xuất xây dựng nền kinh tế đất nước. Theo đó, các doanh nghiệp lĩnh vực này bên cạnh sản xuất mặt hàng quốc phòng, còn nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm dân sinh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn 3 (Quân khu 1).

Dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Những năm qua, nhất là trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Thượng tướng NGUYỄN TÂN CƯƠNG, Ủy viên Trung ương Ðảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về chủ đề này.
Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng ngày càng hiện đại

Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng ngày càng hiện đại

Những năm qua, đặc biệt trong nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng bộ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã tập trung quán triệt, triển khai nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm tiếp tục xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình độ khoa học, công nghệ cao… Phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng (trong ảnh), Chính ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về chủ đề này.
Quang cảnh hội nghị.

Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, ngành tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng các đề án quan trọng trong lĩnh vực tài chính-ngân sách nhà nước, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, cân đối bảo đảm nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
[Ảnh] Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng

[Ảnh] Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng

Sáng 22/8, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo". Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chúc mừng Nhà máy Z111 tại buổi lễ. (Ảnh: DUY LINH)

Quan tâm huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại

Sáng 19/3, phát biểu tại lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Nhà máy Z111 (19/3/1957-19/3/2022), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện giúp cho Quân đội triển khai các nhiệm vụ phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.