Sản xuất thiết bị điện tử tại Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Tập đoàn Viettel). (Ảnh TUẤN ANH)

Thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển giao công nghệ

Sau hơn 4 năm thực hiện Kế hoạch số 222/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về triển khai Đề án thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, thì về cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn còn cần bổ sung để lĩnh vực này đạt hiệu quả cao hơn.
Quang cảnh hội nghị đánh giá kết quả phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học-Công nghệ và thành phố Hải Phòng.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Khoa học-Công nghệ và thành phố Hải Phòng

Chiều 29/3, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học-Công nghệ cùng thành phố Hải Phòng tổ chức đánh giá kết quả bước đầu chương trình phối hợp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2023; cập nhật, bổ khuyết nội dung phối hợp năm 2024; ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch, bán dẫn giữa các đơn vị.
Tại cơ quan công an, bà N.T.N.L. thừa nhận hành vi sai trái của mình và cam kết không tái phạm.

Một phụ nữ bị phạt hành chính do đăng tải thông tin sai sự thật

Sáng 28/12, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng đối với một phụ nữ về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Trình diễn máy cấy trên cánh đồng thuộc xã Yên Thắng (Yên Mô, Ninh Bình) trong Ngày hội công nghệ Globalcheck. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)

Ninh Bình: Ngày hội công nghệ Globalcheck tạo sức hút lớn

Ngày 6/12, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội công nghệ Globalcheck. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Ninh Bình, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, để tối ưu hóa chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích.
Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương phát biểu khai mạc toạ đàm.

Tọa đàm “Nông nghiệp công nghệ cao - Cơ hội và thách thức” và hội chợ nông sản thanh niên toàn quốc

Sáng 12/11, tại Sóc Trăng, Trung ương Đoàn tổ chức tọa đàm “Nông nghiệp công nghệ cao - Cơ hội và thách thức”. Trước đó, Trung ương Đoàn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng khai mạc triển lãm “Kết nối nông nghiệp số” và hội chợ nông sản thanh niên toàn quốc.
Đối tượng H.T.B.V trú tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, mắt xích quan trọng trong đường dây lừa đảo cùng tang vật thu giữ được tại cơ quan điều tra.

Tuyên Quang khởi tố 34 bị can sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng

Đến ngày 7/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang đã khởi tố 34 bị can tại 24 tỉnh, thành phố trong chuyên án đấu tranh, triệt xóa đường dây hoạt động phạm tội lừa đảo trên không gian mạng sử dụng công nghệ cao có quy mô lớn, số tiền chiếm đoạt hơn 16,4 tỷ đồng.
Quang cảnh Diễn đàn.

Mong muốn các doanh nghiệp Hà Lan tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo

Chiều 2/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao do Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tổ chức.
Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Những cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp phát triển ở Hà Nam

Tỉnh Hà Nam xác định, công nghiệp là động lực chính cho tăng trưởng; công nghiệp phát triển sẽ là động lực để dẫn dắt các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị cùng phát triển; góp phần đưa tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, logistics của vùng đồng bằng sông Hồng.
Sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử ở Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế, nhất là các dự án công nghệ cao, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Nhờ đó, đã có những đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách... Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao vẫn chưa đạt như mong muốn, đòi hỏi cần có những giải pháp toàn diện.
Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Đề xuất giải pháp khoa học, công nghệ phục vụ khai thác, chế biến đất hiếm

Sáng 18/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học “Đất hiếm Việt Nam - Thực trạng công nghệ khai thác, chế biến và triển vọng”, nhằm đánh giá tiềm năng của đất hiếm Việt Nam, tác động của khai thác và chế biến đất hiếm đến môi trường, môi sinh, tiềm lực khoa học và công nghệ để phát triển công nghệ chế biến đất hiếm.
Phòng nuôi cấy mô hoa lan thuộc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Tạo động lực để nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phát triển

Ngày 6/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Chăm sóc cây mía đường trong vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. (Ảnh: Bá Vinh)

Diện mạo mới của nông nghiệp Bắc Trung Bộ

Sở hữu nhiều lợi thế do đất đai, khí hậu mang lại, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã nỗ lực nắm bắt, ứng dụng các phương thức sản xuất mới, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, xây dựng mô hình nông nghiệp liên kết, ứng dụng công nghệ cao, từng bước định vị hệ sinh thái cho nền sản xuất nông nghiệp mới.
Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Bumjim Electronics Vina (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc).

Ưu đãi đầu tư công nghệ cao - mũi tên trúng hai đích

Trong bối cảnh mới, Việt Nam cần có ngay chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Đây là mũi tên trúng hai đích: giúp Việt Nam tận dụng được thời cơ lớn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lôi kéo được các dự án công nghệ cao; đồng thời tránh được nguy cơ trở thành điểm đến của các dự án FDI chất lượng thấp, quy mô nhỏ.
Ảnh minh họa: Reuters

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cấm đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Trung Quốc

Sắc lệnh được chờ đợi từ lâu này cho phép Bộ trưởng Tài chính Mỹ cấm hoặc hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào các thực thể ở Trung Quốc hoạt động trong 3 lĩnh vực: chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Báo Đồng Khởi)

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợ

Lợi thế về vị trí địa lý, có bờ biển kéo dài, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi tôm phát triển. Những năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ liên tục tăng về diện tích, sản lượng, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Nhiều dự án nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, hữu cơ, VietGAP… được thực hiện đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm Việt Nam.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Ðồng thăm nông trại của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Sunfood Ðà Lạt.

Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Lâm Ðồng có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp. Cùng với lợi thế so sánh, những năm gần đây, nắm bắt xu thế chuyển đổi số trong nông nghiệp, địa phương từng bước có những tiếp cận phù hợp, tạo đột phá để đưa nền nông nghiệp phát triển nhanh, hiện đại và bền vững.