Hơn 2.500 trường học tại miền đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo đã bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang đang diễn ra, gây tác động nghiêm trọng đến hệ thống giáo dục và cuộc sống của hàng triệu học sinh.
Ngày 27/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo quyết định duy trì tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, do số ca mắc tiếp tục gia tăng và dịch bệnh lan rộng về mặt địa lý.
Đợt bùng phát bệnh lạ đầu tiên tại thị trấn Boloko (CHDC Congo) bắt đầu sau khi ba trẻ em ăn thịt dơi và tử vong trong vòng 48 giờ với các triệu chứng sốt xuất huyết.
Tổ chức Y tế Thế giới nêu rõ 2 cụm ca bệnh và ca tử vong liên quan bệnh chưa xác định trên đã được báo cáo tại 2 khu vực y tế khác nhau của tỉnh Equateur với 45 ca tử vong trong 431 ca mắc.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc lo ngại về tình trạng bạo lực leo thang tại miền Đông nước này, đồng thời cảnh báo hậu quả không chỉ đối với người dân địa phương mà còn đối với toàn bộ khu vực.
Liên hợp quốc nêu bật tình hình nhân đạo tồi tệ và kêu gọi quốc tế cần phải có "hành động khẩn cấp và phối hợp" để ngăn chặn giao tranh hiện nay giữa phiến quân M23 do Rwanda hậu thuẫn và lực lượng Congo.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố khoản viện trợ nhân đạo mới trị giá 60 triệu euro dành cho Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo trong năm 2025 nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại quốc gia Trung Phi này.
Ngày 6/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sẽ cử các chuyên gia hỗ trợ các cơ quan y tế tại Cộng hòa dân chủ Congo điều tra căn bệnh lạ khiến nhiều người tử vong tại một vùng hẻo lánh của nước này.
Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.
Ngày 5/10, Cộng hòa dân chủ Congo đã chính thức khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước này, nhằm ứng phó với đợt bùng phát dịch đang lan rộng từ tâm dịch Congo sang 13 quốc gia châu Phi khác trong năm nay.
Ngày 3/9, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết, ít nhất 129 người đã thiệt mạng cùng 59 người khác bị thương trong một vụ vượt ngục xảy ra ở nhà tù Makala tại thủ đô Kinshasa vào cuối ngày chủ nhật (giờ địa phương). Theo giới chức nước này, tình hình hiện đã được kiểm soát.
Các nhà khoa học từ Mỹ, châu Âu và châu Phi cho rằng, sự biến đổi của virus, mức độ nghiêm trọng và cách thức virus lan truyền vẫn là “ẩn số,” do đó làm cản trở nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.
Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cho biết, liên minh này sẽ dành 500 triệu USD để chi cho việc tiêm chủng nhằm hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ chủng mới ở châu Phi.
Ngày 7/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn của các đại diện quốc tế để thảo luận việc lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày 7/8, đại diện Chính phủ Mỹ cho biết, nước này sẽ cung cấp khoảng 414 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Cộng hòa dân chủ Congo, nơi có hơn 25 triệu người dân - chiếm gần 1/4 dân số cả nước đang rất cần viện trợ.
Các phương tiện truyền thông tại Cộng hòa Dân chủ Congo ngày 30/7 đưa tin ít nhất 40 người đã thiệt mạng trong vụ lật tàu xảy ra cuối tuần qua trên sông Congo, đoạn chảy qua khu vực gần thủ phủ Kindu của tỉnh Maniema, miền đông nước này.
Ít nhất 9 người, bao gồm 2 phụ nữ đã thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp xảy ra tại một buổi hòa nhạc được tổ chức ngày 27/7 tại Kinshasa, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo.
Ngày 12/6 (giờ địa phương), bà Judith Suminwa Tuluka đã tuyên thệ nhậm chức và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử của Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ít nhất 86 người đã thiệt mạng và số người chết dự báo sẽ còn tăng sau khi xảy ra vụ chìm thuyền vào tối trước đó trên sông Kwa, một trong những nhánh của sông Congo.
Các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Dân chủ Congo ngày 19/5 tuyên bố đã đẩy lùi một âm mưu đảo chính có sự tham gia của cả phần tử người Congo và người nước ngoài vào sáng cùng ngày (giờ địa phương).
Nhà chức trách Cộng hòa Dân chủ Congo cáo buộc nhóm tay súng CODECO đã tiến hành các cuộc tấn công tại ít nhất 3 ngôi làng ở tỉnh Ituri, khiến hơn 40 dân thường thiệt mạng.
Theo các nguồn tin địa phương, ngày 26/3, lực lượng CODECO khét tiếng ở miền đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đã hành quyết 17 người bị nhóm này bắt làm con tin 1 ngày trước đó.
Cầu hàng không nhân đạo sẽ vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo về y tế, thực phẩm cũng như nhiều mặt hàng khẩn cấp khác tới thành phố Goma, miền đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo.
Hai nhân viên Liên hợp quốc đã thương vong khi chiếc máy bay trực thăng chở họ trong hành trình tới Goma, thủ phủ của tỉnh Nord-Kivu, bị phiến quân tấn công ngày 5/2.
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 23/1 đã thừa nhận thực hiện vụ tấn công ngôi làng Mukungwe ở miền đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo, khiến ít nhất 23 dân thường thiệt mạng. Đây là vụ tấn công đẫm máu mới nhất xảy ra tại khu vực đầy bất ổn này.
Những ngôi mộ tập thể chứa thi thể của 42 thường dân, trong đó có 12 phụ nữ và 6 trẻ em, đã được phát hiện ở làng Nyamamba, thuộc tỉnh Ituri, Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ít nhất 5 người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom nghi do phiến quân Hồi giáo thực hiện tại Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo, trong khi 8 người thiệt mạng trong vụ đánh bom xe do Al-Shabaab thực hiện tại Somalia.
Mưa lớn làm nhiều tuyến đường chính ở khu vực trung tâm thủ đô Kinshasa của Cộng hòa dân chủ Congo ngập chìm trong nước lũ, gây ra các vụ sạt lở đất và khiến ít nhất 141 người thiệt mạng.
Ngày 13/12, lũ lụt do mưa lớn đã quét qua nhiều khu vực ở thủ đô Kinshasa của Cộng hòa dân chủ Congo, làm 9 người trong 1 gia đình thiệt mạng, nhấn chìm nhiều tuyến đường quan trọng.