Công bố 20 đề cử Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2022

NDO - Sau quy trình thẩm định nghiêm túc, kỹ lưỡng, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm nay đã thống nhất đưa ra danh sách 20 gương mặt tiêu biểu trên các lĩnh vực công nghệ thông tin-chuyển đổi số-tự động hóa, y-dược, sinh học, môi trường và tự động hóa.
0:00 / 0:00
0:00
Giải thưởng Quả Cầu Vàng là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn dành tặng các tài năng trẻ Việt Nam có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Giải thưởng Quả Cầu Vàng là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn dành tặng các tài năng trẻ Việt Nam có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Thông tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày 27/9 cho biết, năm 2022, Ban Tổ chức Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng đã nhận được 37 hồ sơ chất lượng tham gia xét chọn.

Cụ thể, có 10 hồ sơ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin-chuyển đổi số-tự động hóa; 9 hồ sơ lĩnh vực công nghệ y-dược; 3 hồ sơ lĩnh vực công nghệ sinh học; 5 hồ sơ lĩnh vực công nghệ môi trường; 10 hồ sơ lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Trong đó, có 29 tiến sĩ, 6 thạc sĩ và 2 cử nhân. Ứng viên nhỏ tuổi nhất sinh năm 1998 (24 tuổi), lớn tuổi nhất sinh năm 1987 (35 tuổi). Đáng chú ý, có 10 ứng viên đang học tập, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài như Hàn Quốc, Liên bang Nga, Mỹ, Vương quốc Anh...

Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, phần lớn các ứng viên là những nhà khoa học trẻ đang học tập, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm nghiên cứu uy tín.

Nhiều cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia, quốc tế, có đề tài được ứng dụng thực tế, hiệu quả cao. Nhiều gương mặt sở hữu các công trình khoa học, công bố chất lượng cao thuộc mục Q1, được chứng nhận bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích và hàng loạt giải thưởng, huy chương trong nước, quốc tế...

Danh sách top 20 đề cử Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2022 gồm:

Lĩnh vực công nghệ thông tin-chuyển đổi số-tự động hóa:

- Tiến sĩ Lê Phạm Tuyên, Công ty AgileSoDA.

- Tiến sĩ Lương Văn Thiện, Trường đại học Phenikaa.

- Tiến sĩ Lê Thanh Long, Trường đại học Bách khoa (Trường đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

- Tiến sĩ Trần Đăng Hòa, Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia Kumoh, Hàn Quốc.

- Tiến sĩ Đoàn Văn Sáng, Lữ đoàn 171, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Quân chủng Hải quân.

- Tiến sĩ Nguyễn Văn Trường, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.

- Tiến sĩ Nguyễn Gia Trí, Trường đại học FPT.

Lĩnh vực công nghệ y-dược

- Tiến sĩ Trịnh Hoàng Kim Tú, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiến sĩ Trần Ngọc Đăng, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiến sĩ Dương Tiến Anh, Trường đại học Dược Hà Nội.

- Tiến sĩ Phan Lê Minh Tú, Trường đại học Gachon, Hàn Quốc; Trường đại học Đà Nẵng.

Lĩnh vực công nghệ sinh học

- Tiến sĩ Chu Đức Hà, Trường đại học Công nghệ (Trường đại học Quốc gia Hà Nội).

- Tiến sĩ Hoàng Thanh Tùng, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên.

Lĩnh vực công nghệ môi trường

- Tiến sĩ Trương Lâm Sơn Hải, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Trường đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

- Tiến sĩ Nguyễn Duy Đạt, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiến sĩ Nguyễn Lý Sỹ Phú, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Trường đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới

- Tiến sĩ Lê Thị Phương, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng.

- Tiến sĩ Trần Thị Như Hoa, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Trường đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

- Tiến sĩ Nguyễn Tấn Tài, Trường đại học Trà Vinh.

- Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn Anh, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Trường đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).