Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp hàng đầu của hai bên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ trao đổi, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Trong những năm qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ, từng bước nêu cao vai trò là trung tâm đồng bằng sông Cửu Long trên tất cả các lĩnh vực.
Thời gian qua, việc thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo khu vực phía nam được Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan chú trọng.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp Thủ đô. Trong đó, Sở Công thương Hà Nội đã kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các viện nghiên cứu, trường đại học để hai bên tăng cường trao đổi công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm.
Với tiềm năng, lợi thế cùng sự phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, thành phố Hải Phòng đã và đang đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy sự gia tăng năng suất, chất lượng lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương. Trong đó, quan tâm hợp tác quốc tế nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Ngày 6/9, Tập đoàn Yuchai, nhà sản xuất chế tạo động cơ hàng đầu Trung Quốc đã chính thức công bố về việc chuyển giao công nghệ sản xuất chế tạo và phân phối độc quyền các sản phẩm động cơ Yuchai tại thị trường Việt Nam, thị trường các nước trong Khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc cho đối tác là Kim Long motor (Việt Nam).
Bắt đầu chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, sáng 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Ấn Độ có ý định đầu tư các dự án quy mô lớn vào Việt Nam. Adani là tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chuyên về cơ sở hạ tầng, năng lượng; sở hữu 14 cảng biển tư lớn nhất tại Ấn Độ, chiếm 25% năng lực cảng biển của Ấn Độ và 7 sân bay của nước này; là tập đoàn năng lượng lớn nhất Ấn Độ.
Thành công từ việc trồng rau hữu cơ trong nhà kính, bà Đặng Thị Cuối đã không ngừng truyền dạy và chuyển giao công nghệ cho các nông trại, góp phần phát triển mô hình rau sạch chuẩn hữu cơ.
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Kinh tế số, Chi hội Doanh nhân xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh lần đầu được giới thiệu đến người tiêu dùng và cho sản xuất.
Xu hướng đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam ngày càng gia tăng, phần lớn các tập đoàn điện tử lớn như: Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đầu tư vào Việt Nam.
Sau hơn 4 năm thực hiện Kế hoạch số 222/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về triển khai Đề án thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, thì về cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn còn cần bổ sung để lĩnh vực này đạt hiệu quả cao hơn.
Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn các địa phương đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất đối với một số ngành chủ lực, mũi nhọn của một số địa phương; hỗ trợ vận hành, khai thác hiệu quả 13 điểm kết nối cung, cầu công nghệ trên cả nước; đồng thời, hỗ trợ địa phương trong việc thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, kết nối, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu, chuyển giao công nghệ và tăng trưởng. Nội dung này đã được bàn thảo tại Hội nghị “Thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững” do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào ngày 24/11 vừa qua.
Trong bối cảnh dòng chảy đầu tư toàn cầu có nhiều biến động, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực. Nguồn lực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế và mang lại những dấu ấn tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về vấn đề này.
Tỉnh Hà Nam có diện tích trồng lúa khoảng 29.000ha/vụ; sản lượng thóc 363.000 tấn, giá trị sản xuất đạt 2.278 tỷ đồng, chiếm 64,4% giá trị trồng trọt. Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, đem lại hiệu quả cao.
Ngày 14/6, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cùng Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) ký thỏa thuận hợp tác nhằm đem đến những ưu đãi lãi suất và nguồn vốn mới hỗ trợ các doanh nghiệp trong công cuộc ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao là mục tiêu Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh trong bối cảnh đất nông nghiệp đang bị thu hẹp. Trong đó, thành phố lấy Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học làm nòng cốt để xây dựng các mô hình, chuyển giao và nhân rộng.
Sáng 19/4, tại Hà Nội, Đoàn Bộ Tình trạng khẩn cấp, do Bộ trưởng Belarus Vadim Sinyavsky làm Trưởng đoàn, đến thăm, làm việc với Trường đại học phòng cháy, chữa cháy (Bộ Công an). Dự buổi làm việc có Thứ trưởng Công an, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long.
Ngày 31/3, tại Hà Nội, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Triển lãm kết nối hợp tác đổi mới công nghệ Lào-Việt Nam (Tech-Innovation Laos-Vietnam) 2023 sẽ diễn ra trong các ngày 4-5/4/2023 tại Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế (ICTC), thủ đô Vientiane, do Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức.
Chiều 24/11, tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Công ty trách nhiệm hữu hạn NHH Đà Nẵng Fujikin và trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng phối hợp tổ chức khai trương “Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng”.
Ngày 7/9, tại thành phố Cần Thơ, Ðại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Liên minh Tôm sạch và bền vững Việt Nam (VSSA), Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) và Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững tổ chức diễn đàn Giao thương phát triển thủy sản bền vững Việt Nam-Hà Lan.
Chiều 26/8, UBND tỉnh Hậu Giang và Trường đại học Cần Thơ tổ chức lễ ký kết Chương trình hợp tác toàn diện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 18/2 thông báo, 6 quốc gia gồm Ai Cập, Kenya, Nigeria, Senegal, Nam Phi và Tunisia sẽ là những nước đầu tiên ở châu Phi được chuyển giao công nghệ mRNA từ Trung tâm mRNA toàn cầu của WHO để tự sản xuất vaccine phòng Covid-19.
Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với Sở Khoa học và Công nghệ của 63 tỉnh, thành phố về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2021.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các nhóm nghiên cứu, nhà sản xuất và các đơn vị chuyên môn liên quan cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine Covid-19 trong nước và vaccine nhận chuyển giao.
Việt Nam sẽ hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị Covid-19 của Pháp. Kết thử thử nghiệm giai đoạn 1, 2 cho thấy thuốc có tác dụng trung hòa virus và giảm viêm ở bệnh nhân.
Chiều 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Ignazio Cassis, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Sĩ.