Những năm trở lại đây, việc tăng cường, thúc đẩy liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đang tiếp tục được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng nhằm phát huy giá trị nông sản, thay đổi tư duy của người nông dân, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới như: Trang phục chống cháy, bảo hộ lao động, sản phẩm phục vụ ngành y tế trong phòng chống dịch bệnh,… nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ðây được coi là hướng đi phù hợp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng.
Trong hai ngày từ 18 đến 20/9, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm FBC ASEAN 2024. Triển lãm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Đức, Italia và các quốc gia khác.
Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển ngành bán dẫn cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam- Hàn Quốc (VKIST), đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu vi mạch bán dẫn, hỗ trợ thành lập phòng nghiên cứu vi mạch bán dẫn.
Bắt đầu chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, sáng 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Ấn Độ có ý định đầu tư các dự án quy mô lớn vào Việt Nam. Adani là tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chuyên về cơ sở hạ tầng, năng lượng; sở hữu 14 cảng biển tư lớn nhất tại Ấn Độ, chiếm 25% năng lực cảng biển của Ấn Độ và 7 sân bay của nước này; là tập đoàn năng lượng lớn nhất Ấn Độ.
Ngày 6/7, tại Đà Nẵng, Học viện Ngoại giao phối hợp Đại học Ngoại giao Trung Quốc tổ chức Cuộc họp nhóm làm việc trong khuôn khổ Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN - Trung Quốc (NACT) với chủ đề “Hợp tác ASEAN - Trung Quốc về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng”.
Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất một số nông sản chủ lực quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp toàn vùng đang bị cản trở lớn bởi hạ tầng giao thông, logistics còn nhiều hạn chế, không đồng bộ. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này chính là giải pháp để mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động tiêu cực, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, nhờ sự tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), giúp thị trường được mở rộng, đa dạng hóa và dần trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Dự báo còn nhiều khó khăn, song Việt Nam vẫn có thể kéo đà phục hồi xuất khẩu trong năm 2024 nhờ tận dụng tốt cơ hội từ các FTA như một động lực tăng trưởng mới.
Ngày 17/5, Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc lần thứ 10 năm 2024.
Ngày 17/4, tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững.
Gần hai tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Ðiều đó đã cho thấy tín hiệu khởi sắc của thị trường, đồng thời tạo đà để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Trưa 19/9 theo giờ địa phương, tại thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ăn trưa làm việc với CEO của các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫn. Cùng tham dự có các thành viên đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper và ông John Neuffer, Chủ tịch, Tổng Giám đốc của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA).
Sau một thời gian dài tăng trưởng ở mức cao, xuất nhập khẩu đang đối diện với nhiều khó khăn do sụt giảm đơn hàng ở nhiều thị trường. Tuy nhiên, các bộ, ngành, doanh nghiệp đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng cho xuất nhập khẩu.
Các nền kinh tế châu Phi có thể trở thành những nhân tố chính trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách khai thác nguồn nguyên liệu khổng lồ cần thiết cho các ngành công nghệ cao và thị trường tiêu dùng.
Với lợi thế nguồn cung dồi dào, Việt Nam đang đứng trước cơ hội xuất khẩu lớn khi hàng loạt các “ông lớn” nước ngoài sắp đổ bộ vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng.
Những khó khăn chung về nguồn cung nhiên liệu hiện nay trên thế giới đã thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) phải tìm kiếm những đối tác đáng tin cậy cũng như đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong đó khu vực Mỹ Latin và Caribe nổi lên như một trong những nhà cung cấp năng lượng sạch giàu tiềm năng.
Ngày 28/6, tại thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã diễn ra Hội thảo “Hợp tác đầu tư và phát triển Thái Bình-Cộng hòa Liên bang Đức”. Sự kiện được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa việc đầu tư mạnh mẽ của một thị trường trọng điểm khu vực châu Âu vào địa bàn tỉnh.
Với vị thế là quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế cao, hiện là thời điểm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam do chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu gián đoạn. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 đạt kịch bản cao không nhiều bởi đòi hỏi GDP của hai quý còn lại của năm phải có mức tăng trưởng từ 8% trở lên. Với kịch bản khả quan nhất, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,51%, CPI bình quân của năm khoảng 4,2%.
Việt Nam và Australia đang phối hợp chặt chẽ để cùng nhau giải quyết các cơ hội và thách thức mới như nền kinh tế số, chuỗi cung ứng, năng lượng và khí hậu.
Quan chức ASEAN cho biết, ASEAN và Hàn Quốc đang trong quá trình đàm phán nâng cấp hiệp định thương mại tự do song phương AKFTA nhằm mở đường cho các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn giữa hai bên.
Các nền kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu.
Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus đã cam kết mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Đây là một phần trong nỗ lực không ngừng của hãng nhằm tối ưu hóa hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Chiều 28/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo Tuổi Trẻ phối hợp Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) và Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ Hội thảo với chủ đề “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Ngày 11/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong buổi gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Azhar Azizan Harun nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan, hai nhà lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Malaysia thời gian tới cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư, bảo đảm chuỗi cung ứng.
Liên minh châu Âu (EU) vừa nhất trí kiềm chế giá năng lượng leo thang, trong bối cảnh mùa đông lạnh giá tới gần. Dù còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng thỏa thuận cho thấy EU quyết tâm bảo vệ người dân trước cơn bão giá năng lượng.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các hiệp hội gỗ địa phương và Tổ chức Forest Trends, với sự tài trợ về mặt tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Anh và Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Na Uy vừa tổ chức hội thảo tham vấn về các nội dung trong bản dự thảo của thông tư thay thế Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT nhằm tạo sự thông thoáng cho việc quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Chiều 15/9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Bình Dương, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam”.
Bộ phận Đầu tư của Moody ngày 13/9 cho biết lạm phát và gián đoạn chuỗi cung ứng là những rủi ro lớn nhất trong 12-18 tháng tới tại các nước châu Á mới nổi, tuy nhiên, các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ ngày càng hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
20 doanh nghiệp FDI là nhà đầu tư và 120 doanh nghiệp cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sản xuất công nghiệp cùng kết nối tìm kiếm cơ hội tham gia chuỗi cung ứng.