[Infographic] Xử phạt vi phạm nồng độ cồn dịp lễ 30/4, 1/5/2023 nhiều gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái

[Infographic] Xử phạt vi phạm nồng độ cồn dịp lễ 30/4, 1/5/2023 nhiều gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2023, lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương trên toàn quốc đã xử lý 15.852 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, cao gần gấp 5 lần so cùng kỳ năm ngoái và gấp 2 lần so dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Liên hoan không rượu, bia

Cuộc họp lãnh đạo xã Quyết Tiến mở rộng, bàn kế hoạch tổ chức lễ đón nhận danh hiệu xã nông thôn mới có năm nội dung thì có bốn nội dung được thông qua với sự nhất trí cao, như: Số lượng khách mời và dự bữa cơm thân mật với lãnh đạo xã; thành phần đón lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và con em trong xã làm ăn xa về chung vui… khiến cho không khí cuộc họp cởi mở, ai nấy đều hướng tới mục đích chung là một lễ đón nhận danh hiệu vừa trang trọng, tiết kiệm và đầm ấm.

Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm nồng độ cồn. (Ảnh: GIANG NGỌC)

Đã uống rượu bia, không lái xe: Xuân này có khác hẳn những xuân qua?

NDĐT- Gần một tháng sau khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực, những thắc mắc, hoài nghi ban đầu về quy định mức phạt này của người dân đã được đại diện các cơ quan có thẩm quyền giải thích cặn kẽ. Và người dân dường như đã quen dần với mức xử phạt mới về các lỗi vi phạm, nhất là các lỗi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đặc biệt là lỗi vi phạm nồng độ cồn.

BS Trần Hoàng Tùng đang hội chẩn cùng các y, bác sĩ một trường hợp hoại tử khớp háng.

Gia tăng bệnh nhân trẻ hoại tử chỏm xương đùi vì... uống rượu

NDĐT – BS Trần Hoàng Tùng, Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật chấn thương chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, tình trạng thoái hóa khớp háng nặng buộc phải thay khớp ở nhóm người bệnh trẻ tuổi (từ 18 - 40 tuổi) chiếm tới 21,01% (trong số 1.274 ca mổ), tăng rất cao so với các thống kê trước đó, chủ yếu là nam giới.

Lực lượng cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra nồng độ cồn.

Tai nạn giao thông giảm sau hai tuần xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100

NDĐT- Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân điện tử, sau thời gian ngắn triển khai quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm đáng kể tại một số địa phương.

Cảnh sát giao thông tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn. (Ảnh: Cục CSGT)

“Phạt nặng vi phạm nồng độ cồn để bảo vệ an toàn của chính người dân”

NDĐT - “Cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” không có mục tiêu nào khác là bảo vệ sự an toàn của chính người dân, trong đó có những người mà chúng ta yêu thương nhất. Chưa bao giờ chúng ta làm nghị định xử phạt với mục tiêu lấy tiền vào ngân sách mà mục tiêu xử phạt là để giáo dục và răn đe. Pháp luật không cấm người dân sử dụng rượu, bia một cách hợp pháp. Pháp luật chỉ cấm không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông”.

Một ca tai nạn giao thông đang nằm tại khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Thanh Nhàn nhưng không phải do bia, rượu.

Phạt nghiêm nồng độ cồn, giảm ca bệnh tai nạn giao thông và ngộ độc rượu

NDĐT - Sau tám ngày Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực trong cuộc sống, cùng với việc ban hành Nghị định 100 của Chính phủ tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, số ca bệnh phải nhập viện vì tai nạn giao thông do rượu, bia và ngộ độc rượu, bia đã có phần giảm bớt.

Lực lượng CSGT, Công an tỉnh Thái Bình kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông.

Xử lý “kịch khung” trường hợp vi phạm nồng độ cồn tham gia giao thông

NDĐT- Chiều 8-1, trao đổi với Nhân Dân điện tử, Trung tá Phạm Văn Kiểm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Thái Bình cho biết, sau một tuần ra quân xử lý các trường hợp uống rượu bia tham gia giao thông, lực lượng chức năng đã phát hiện và cương quyết xử lý nhiều vi phạm, trong đó có một trường hợp phạt “kịch khung” quy định.

(Ảnh minh họa)

Không nên lo lắng khi thực phẩm gây dương tính giả với nồng độ cồn

NDĐT- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã có hiệu lực được sáu ngày. Quy định “nồng độ bằng 0” của Luật đang tạo ra những dư luận trái chiều khi nhiều ý kiến cho rằng, một số thực phẩm và thuốc uống có thể tạo ra dương tính giả với nồng độ cồn. Từ đó, dẫn đến những phản đối cho rằng quy định của luật quá chặt. Tuy nhiên, đại diện cơ quan soạn thảo Luật khẳng định, người dân không nên lo ngại về điều này mà làm nhẹ đi mục tiêu tốt đẹp của Luật đối với sức khỏe con người.

TS, BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Làm gì để tránh dương tính giả với nồng độ cồn?

NDĐT - Một lượng nhỏ cồn trong thực phẩm, trong thuốc cũng có thể làm bạn có dương tính giả với nồng độ cồn. Thậm chí, người trào ngược dạ dày thực quản và người mắc hội chứng tự sinh rượu cũng sẽ cho kết quả dương tính khi kiểm tra. Vậy đâu là những lưu ý để bạn có thể tránh được những dương tính giả?

Cần kiên trì, kiên quyết

Cần kiên trì, kiên quyết

Những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ tiêu thụ rượu, bia cao nhất thế giới. Biết là có hại khi lạm dụng đồ uống có cồn này, nhưng phần lớn cánh mày râu vẫn có thói quen sử dụng bia, rượu tràn lan khi gặp chuyện vui lẫn việc buồn, thậm chí là uống hằng ngày.

Thách thức để triển khai Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia trong cuộc sống

Thách thức để triển khai Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia trong cuộc sống

NDĐT - Tính sẵn có, dễ tiếp cận của các sản phẩm rượu bia, thói quen tiêu dùng, tỷ lệ người dùng rượu bia vẫn rất cao, nguồn lực cho công tác thanh, kiểm tra còn thiếu... là những thách thức để Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống nhằm kiểm soát tình trạng lạm dụng rượu, bia hiện nay.

Tăng nặng xử phạt đối với người lái xe khi đã uống rượu, bia

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được Ðảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn và an sinh xã hội. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của người dân, tai nạn giao thông (TNGT) liên tục giảm cả về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy các tài xế tại tuyến phố trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: CHÍ THẠCH

Đã uống rượu bia, không lái xe

Sau ngày 1-5, hàng loạt người dùng facebook đã đổi hình đại diện với thông điệp “Đã uống rượu bia, không lái xe” hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, sau vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng làm chết hai người tại hầm chui Kim Liên (Hà Nội).