Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận một trường hợp cúm B biến chứng rất nặng. Sau cấp cứu, nhịp tim của trẻ không đều, hôn mê sâu, tiên lượng bệnh rất nặng, gia đình xin đưa bé về nhà, không tiếp tục điều trị.
Sự xuất hiện liên tiếp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm thời gian gần đây khiến các bậc phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, tăng cường miễn dịch cho trẻ là giải pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả, trong đó dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt.
Trước việc lưu hành của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm như cúm A, sốt xuất huyết, Covid-19... có những triệu chứng khá giống nhau, có các xét nghiệm được xem như tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán xác định bạn có mắc bệnh lý truyền nhiễm hay không.
Trước tình hình gia tăng ca nhiễm cúm A tại các tỉnh phía bắc, nhiều người đã đưa con em đi tiêm vaccine phòng cúm. Theo ghi nhận tại một trung tâm tiêm chủng lớn nhất cả nước, tỷ lệ người dân đến tiêm cúm mùa tăng 300-400% so với tháng trước.
Sau một ngày điều trị ở tuyến dưới vì bị suy hô hấp do mắc cúm A nhưng không đáp ứng, một nữ bệnh nhân đã được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và được can thiệp ECMO khẩn cấp.
Số ca nhiễm cúm A tăng mạnh thời gian gần đây tại các tỉnh phía bắc. Trong đó, Thanh Hóa đang là địa phương có số ca mắc cúm cao nhất miền bắc với gần 37 nghìn trường hợp.
Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại, dịch sốt xuất huyết chưa được khống chế, Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ xâm nhập của bệnh đậu mùa khỉ. Nguy cơ dịch chồng dịch đòi hỏi ngành y tế phải có những biện pháp chủ động ứng phó.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, có 2 nguyên nhân dẫn tới cúm A gia tăng bất thường vào mùa hè năm nay.
Nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và cúm thường nên chủ quan và điều đó gây ra những hậu quả khôn lường. Khi dịch cúm A đang gia tăng bất thường, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên theo dõi sức khỏe, đi khám để phát hiện đúng bệnh lý, điều trị kịp thời.
Ngày 28/7, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện trực thuộc bộ; các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa.
Ngày 11/7, chị T.T.T (Hà Đông, Hà Nội) mua thuốc Tamiflu điều trị cúm A cho con với giá 500.000 đồng/vỉ. Chỉ sau đó nửa tháng, khi chồng chị cũng mắc cúm A, giá loại thuốc điều trị này đã leo lên mốc 600-700 nghìn đồng/vỉ. Tại Hà Nội, khi số ca mắc cúm A gia tăng, thuốc Tamiflu lại khan hiếm và bị "thổi giá".
TS, BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, viêm não sau cúm với biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương hiện đang là vấn đề cần nghiên cứu vì trước đây tình trạng này không xuất hiện.
Khởi phát sốt cao, diễn biến trở nặng nhanh, nhiều trường hợp mắc cúm A bị tổn thương phổi, suy hô hấp. Ghi nhận tại một số cơ sở y tế, số ca nhiễm cúm A tăng cao bất thường trong thời gian gần đây.