Ngày 14/11, đảng Cộng hòa tiếp tục đón nhận tin vui trong cuộc đua kiểm soát Hạ viện Mỹ khi kết quả mới nhất do hãng tin AP công bố cho thấy, hai ứng cử viên của đảng này giành chiến thắng tại hai khu vực bầu cử ở thành phố Los Angeles, bang California.
Sáng 12/11 (giờ Việt Nam), Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ tại bang Arizona là Mark Kelly đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện, khi vượt qua ứng cử viên Blake Masters của đảng Cộng hòa.
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, ông Biden nói: “Ý định của chúng tôi là ra tái tranh cử, đó vẫn luôn là ý định của chúng tôi. Xét cho cùng thì đây là một quyết định gia đình".
Theo hãng tin CNN, tính đến 12 giờ ngày 9/11 (theo giờ Hà Nội), đảng Cộng hòa được dự đoán giành được 184 ghế trong Hạ viện 435 ghế, trong đó có 5 ghế trước đây do đảng Dân chủ nắm giữ, trong khi đảng Dân chủ giành được 153 ghế.
Ngày 8/11, cử tri Mỹ đã bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ, với việc đảng Cộng hòa muốn giành được đa số ghế tại Quốc hội nhằm làm tê liệt chương trình nghị sự của Tổng thống Joe Biden trong 2 năm tới và mở đường cho cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà trắng.
Ở thời điểm chỉ còn một ngày nữa là tới ngày bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ, các chính khách hàng đầu và các ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tiếp tục ráo riết vận động nước rút, đặc biệt là tại các bang chiến địa.
Các vấn đề liên quan kinh tế là mối quan tâm hàng đầu, chi phối sự lựa chọn của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra ngày 8/11 tới. Cuộc bầu cử còn được xem như thước đo sự ủng hộ của người dân đối với Chính phủ Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ trong hai năm qua, gửi đi tín hiệu về chính sách của “xứ cờ hoa” trong ít nhất hai năm tới.
Theo kết quả thăm dò, 26% cử tri Mỹ coi kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tiếp theo là nạo phá thai (22%), lạm phát (21%) và các mối đe dọa đối với nền dân chủ (21%).
Các chiến dịch vận động cử tri bước vào giai đoạn nước rút, trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ chính thức diễn ra vào ngày mai (8/11). Các hoạt động tranh cử được tổ chức rầm rộ, nhất là tại các “bang chiến địa” có tác động quan trọng tới kết quả bỏ phiếu và có thể làm thay đổi cán cân quyền lực trên chính trường Mỹ.
Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang tích cực đẩy mạnh các chiến dịch tranh cử nhằm thu hút sự chú ý và ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới. Dù đảng nào giành thắng lợi, cử tri Mỹ cũng mong sau cuộc bầu cử nền kinh tế số 1 thế giới sẽ tìm được động lực mạnh mẽ để vượt qua những thách thức hiện nay.