19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Sau 5 năm thành lập (29/9/2018-29/9/2023), Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 19 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao; thể hiện vai trò nòng cốt trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang hoạt động như thế nào?

19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang hoạt động như thế nào?

Sau khi được chuyển giao từ các bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, 19 tập đoàn, tổng công ty đều sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển liên tục, ổn định.  So với năm 2018, đến nay, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 doanh nghiệp đã tăng thêm hơn 150 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.

Khẳng định hiệu quả hoạt động của mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện chủ trương tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước của các bộ, địa phương. Sau 5 năm đi vào hoạt động, việc tiếp tục thực hiện mô hình Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ như Thông báo số 40-TB/TW của Bộ Chính trị là hết sức cần thiết. Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh về vấn đề này.

[Infographic] Kết quả kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước 8 tháng đầu năm 2023

[Infographic] Kết quả kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước 8 tháng đầu năm 2023

Trong các tháng đầu năm 2023, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo; tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là về sản xuất, thị trường, đầu tư,...; tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; bảo đảm cân đối lớn và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quan trọng cho nền kinh tế.
[Infographic] 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

[Infographic] 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Nhiều đơn vị, cá nhân của VEC được trao tặng các phần thưởng cao quý.

VEC khẳng định vai trò nòng cốt trong đầu tư, vận hành đường bộ cao tốc

Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam-VEC (6/10/2004-6/10/2024), ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, VEC đã và đang khẳng định mô hình, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác vận hành đường bộ cao tốc.
Ảnh minh họa.

Phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước

Cần nghiên cứu, đề xuất gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp “đầu đàn”, doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Khai thác dầu khí trên biển.

Các chỉ tiêu sản xuất của PVN vượt kế hoạch từ 3,5- 35,7%

Trong tháng 5, giá dầu đảo chiều giảm khoảng 9% so trung bình tháng 4, kéo theo giá các sản phẩm xăng dầu giảm từ 7-11%, biên lợi nhuận lọc dầu giảm mạnh, ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023; huy động khí cho điện giảm, không đạt như kỳ vọng,… đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Hoạt động thực địa tại mỏ PM3 - CAA, nơi vừa phát hiện trữ lượng dầu mới và đưa vào khai thác.

Petrovietnam duy trì sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng

Tháng 4/2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì ba tháng tăng trưởng liên tiếp. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách, với các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…
PVN công bố 2 phát hiện dầu khí mới tại mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.

PVN nộp ngân sách hơn 42 nghìn tỷ đồng

4 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ước đạt đạt 308,2 nghìn tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch, tăng 18% so cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, có 14 đơn vị tăng trưởng cao về doanh thu từ 4%-76% và lợi nhuận trước thuế từ 7% đến hơn 2,5 lần so cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động thực địa tại Lô PM3 CAA.

PVN phát hiện hai mỏ dầu khí mới

Với những nỗ lực cố gắng của tập thể người lao động dầu khí nói chung, người lao động Liên doanh Vietsovpetro và Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) nói riêng, trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có 2 phát hiện quan trọng tại giếng R79, mỏ Rồng thuộc Lô 09-1 và giếng BA-1X, mỏ Bunga Aster, Lô PM3 CAA.
Xem thêm
back to top