Ngày 14/11, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức họp cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024; công tác chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thuộc diện theo dõi, chỉ đạo.
Bên cạnh đề cập những kinh nghiệm chống tham nhũng thành công ở một số quốc gia, tổ chức, cuốn sách cũng dành những bài viết về các vụ việc trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, đặc biệt là bài viết về sự kiên định và ý chí sắt đá của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đẩy lùi tham nhũng ở nước ta.
Trong các ngày 28 và 29/10/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 49. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Ngày 3/10, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, đoàn kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Quảng Trị.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có những nghị quyết, quy định thể hiện quyết tâm cao của Trung ương, khẳng định việc nhận diện và thực thi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là "một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng" của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Sáu tháng đầu năm 2024, toàn ngành thanh tra tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.688 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 1.704 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 30/8, tạp chí của Trung tâm Dự báo địa chính trị, có địa chỉ trang web geofor.ru, đã đăng tải bài viết của tác giả Anton Bredikhin, chuyên gia cao cấp của Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, đánh giá về cuộc chiến chống tham nhũng và những điều chỉnh nhân sự cấp cao ở Việt Nam.
Theo tinh thần Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, thời gian đầu thực hiện còn bỡ ngỡ, càng về sau, công tác giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh càng phát huy hiệu quả ngày càng tốt hơn.
Chiều 14/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông tin về kết quả Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), diễn ra buổi sáng cùng ngày, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Tô Lâm chủ trì phiên họp.
Ngày 12/8, đoàn kiểm tra số 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình.
Sáng 12/8, Đoàn kiểm tra số 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp làm trưởng đoàn triển khai kế hoạch kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Bình Phước.
Ngày 8/7, tại Hà Nội, Ðảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công an 6 tháng đầu năm 2024 để đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác, xác định nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân trong năm 2024. Ðại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Sáng 4/6, tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì buổi hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Khamphan Phommathat, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng Ban Phòng, chống tham nhũng Trung ương, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào làm Trưởng đoàn.
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, góp phần quan trọng trong phòng, ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chủ động kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tiêu cực từ chính nội bộ ngành. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước về vấn đề này.
Ngày 30/5, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến đối với kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ đầu năm đến nay.
Sáng 20/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo.
Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “cẩm nang” gối đầu giường về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuốn sách thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng ta về công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực , góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" đã trả lời thỏa đáng các câu hỏi lớn.
Thực tiễn khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đao của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, đây cũng là quá trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khóa XI, XII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII; quán triệt tinh thần Đại hội XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; gắn liền củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Ngày 24/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 4/2024. Tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường đã thông tin sâu về những nội dung quan trọng, điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi.
Sau một ngày bận rộn các cuộc gặp và làm việc tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg (Nga) Vyacheslav Kalganov hồ hởi khoe với chúng tôi về một món quà mà ông cho là đáng giá nhất - đó là sáu cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản nhân dịp 93 năm thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/2023). Tác giả cuốn sách đã luận giải và làm sáng rõ thêm bước phát triển mới về quan điểm, nhận thức, tư duy lý luận của Ðảng ta, yêu cầu và tầm quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cũng như thể hiện sự đồng lòng, ủng hộ và đoàn kết cao của toàn Ðảng, toàn dân.
Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là “giặc nội xâm” gây cản trở sự phát triển đất nước, làm suy yếu bộ máy của Đảng và Nhà nước, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách, cần được tiến hành thường xuyên và lâu dài với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế” trong phần thứ ba của bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng. Ý kiến chỉ đạo đó của Tổng Bí thư đã và đang được tích cực thực hiện.
Trong cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành riêng một mục trong bài viết tổng quan nói về việc cần “Tăng cường công khai, minh bạch, giám sát, kiểm soát quyền lực; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực”.
Các cơ quan chức năng tiếp tục tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), nhất là về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ người tố cáo, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực,… Đó là ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC tại phiên họp thứ 25 ngày 1/2 , tại Hà Nội.