Chính sách với doanh nghiệp trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hiện cả nước có khoảng 450 doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Từ đầu năm 2022, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chính thức có hiệu lực. Trong đó, có nhiều chính sách đáng quan tâm với doanh nghiệp của lĩnh vực này.
0:00 / 0:00
0:00
Lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (Ảnh: Colab)
Lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (Ảnh: Colab)

Nhiều chính sách mới cho doanh nghiệp

Từ ngày 1/1/2022, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chính thức có hiệu lực.

Luật gồm 8 chương và 74 điều. Riêng với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp), có một số quy định đáng quan tâm trong văn bản này.

Cụ thể như: Những quy định chung; Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước; Quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Giải quyết tranh chấp…

Chương II có 5 mục với 36 điều, quy định về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong chương này, có quy định các trường hợp doanh nghiệp nộp lại giấy phép khi: Chấm dứt tồn tại theo quy định của pháp luật; Chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Chi nhánh doanh nghiệp không được thực hiện hoạt động sau đây: Ký kết, thanh lý hợp đồng; Thu tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động.

Các trường hợp thu hồi giấy phép có: Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; Không duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật; Không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp theo quy định của Luật; Vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8, 11, 12 hoặc 13 Điều 7 của Luật; Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm c, e, g, h và i khoản 2 Điều 26 của Luật dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động.

Luật không hạn chế số lượng chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng phải đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể là: Được doanh nghiệp giao nhiệm vụ; Người đứng đầu chi nhánh đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật; Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ được giao; Có cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục định hướng.

Chi nhánh không được thực hiện hoạt động sau đây: Ký kết, thanh lý hợp đồng; Thu tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động.

Việc giao nhiệm vụ cho chi nhánh phải báo cáo bằng văn bản và cập nhật thông tin về chi nhánh trên hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Chi nhánh phải niêm yết công khai quyết định giao nhiệm vụ của doanh nghiệp và bản sao giấy phép tại trụ sở, ký quỹ khi giao nhiệm vụ cho chi nhánh.

Doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động

Chính sách với doanh nghiệp trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ảnh 1

Học viên trong chương trình ứng viên điều dưỡng sang Đức làm việc. (Ảnh: Dolab).

Về chuẩn bị nguồn lao động, chương II quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của đối tác nước ngoài về nguồn lao động; trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động theo quy định của Luật và Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH.

Thù lao theo hợp đồng môi giới do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mức trần theo quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH. Doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động.

Tiền dịch vụ thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ không vượt quá mức trần theo quy định. Tiền được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa đi đã được ký kết. Mức trần tiền dịch vụ thấp hơn quy định nói trên đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể tại Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH.

Thù lao theo hợp đồng môi giới do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mức trần theo quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH. Doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động.

Doanh nghiệp cũng có một số quyền, nghĩa vụ. Trong đó, có một số nội dung như: Trực tiếp tuyển chọn và không được thu tiền của người lao động; Quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, có nhân viên nghiệp vụ đủ năng lực theo quy định; Thanh lý hợp đồng đưa đi; Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật, cụ thể là theo Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg…

Chương IV chú trọng tới công tác gắn kết doanh nghiệp dịch vụ với cở sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng được yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động

Chương V quy định về Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước. Đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với người lao động và doanh nghiệp; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Nguồn hình thành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước từ đóng góp của doanh nghiệp dịch vụ, của người lao động và các nguồn thu hợp pháp khác.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ được quy định cụ thể trong Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Theo đó, doanh nghiệp được hỗ trợ 1 lần trong 1 năm cho từng thị trường cụ thể.

Doanh nghiệp tham gia các hoạt động khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng và ổn định thị trường lao động ngoài nước, tham gia khảo sát, đánh giá thị trường đang tiếp nhận lao động Việt Nam do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, được hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi cho 1 nhân viên của doanh nghiệp theo chi phí thực tế.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ được quy định cụ thể trong Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Theo đó, doanh nghiệp được hỗ trợ 1 lần trong 1 năm cho từng thị trường cụ thể.

Quỹ hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật và thông tin thị trường lao động ngoài nước với các nội dung cụ thể.

Chương VII quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Đó là các nội dung: Tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp; Tranh chấp giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài; Tranh chấp giữa doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc tổ chức, cá nhân.