Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Khắc phục mọi khó khăn, điểm nghẽn, cung ứng kịp thời vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

Sáng 14/3, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đồng chủ trì hội nghị; đại diện các bộ, ngành Trung ương; các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.
Giao dịch tại Ngân hàng TPCP Ngoại thương Việt Nam. Ảnh: VCB

Cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

Ngày 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 18/CĐ-TTg về tăng trưởng tín dụng năm 2024 nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được giao theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc xử lý chỉ đạo của Thủ tướng theo thẩm quyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp với chủ đề: Việt Nam - Điểm đến hàng đầu ASEAN về đầu tư bền vững. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam kiên trì chính sách để trở thành điểm đến hàng đầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm: xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quyết định thận trọng của FED: Duy trì lãi suất ổn định ở mức cao

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định "ghìm cương lãi suất", theo đó giữ nguyên mức lãi suất. Việc duy trì lãi suất ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm cho thấy FED thận trọng, tiếp tục theo dõi tác động của việc tăng lãi suất thời gian qua trước khi cân nhắc hành động tiếp theo, cũng như độ trễ chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát và hoạt động kinh tế, tài chính của Mỹ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân

Bên cạnh điều hành linh hoạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều phối, chỉ đạo rà soát để giảm thiểu thủ tục hành chính, hồ sơ vay vốn, rút ngắn quá trình xem xét tín dụng, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.
Cảng Nam Hải - Đình Vũ (Hải Phòng)

Linh hoạt chính sách tiền tệ để thúc đẩy phục hồi kinh tế nửa cuối năm

Tỷ giá ổn định, lãi suất liên ngân hàng với đồng Việt Nam giảm mạnh cho thấy thanh khoản hệ thống dồi dào, nhưng các cơ quan quản lý-điều hành chính sách tiền tệ vẫn cần cẩn trọng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro bất định.
Toàn cảnh Hội nghị.

Thị trường, giá cả sáu tháng đầu năm tiếp tục ổn định

Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam sáu tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023. Đây là hoạt động thường niên của Bộ Tài chính, được tổ chức trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái.
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Vietcombank. (Ảnh LÂM THANH)

Giảm lãi suất để góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-2%/năm, trong bối cảnh lãi suất trên thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Các quyết định nêu trên phản ánh rõ ràng sự cấp thiết của NHNN trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng.
Quang cảnh tọa đàm. (Ảnh: VGP)

Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Khách hàng giao dịch tại một chi nhánh Ngân hàng Agribank.

Hỗ trợ tín dụng, gỡ khó cho nền kinh tế

Nhận diện khó khăn, thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt, ngay những tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động, linh hoạt trong điều hành, sử dụng đến mức tối đa các công cụ có thể, dư địa của chính sách tiền tệ để tác động đến nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng Trung ương Canada ở Ottawa. (Ảnh: The Canadian Press/TTXVN)

Áp lực nặng nề với nền kinh tế Canada

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) Tiff Macklem tuyên bố sẵn sàng cho phương án tiếp tục tăng lãi suất nếu tình trạng lạm phát cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà BoC đề ra. Trong khi đó, những tác động của lãi suất cao khiến nền kinh tế Canada dường như mất đà tăng trưởng, làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ của người tiêu dùng.
Quang cảnh hội nghị.

Tập trung tuyên truyền một số nội dung quan trọng tại các cơ quan Trung ương

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 4/2023. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trụ sở chính của Silicon Valley Bank tại Santa Clara, California ngày 10/3. (Nguồn: The New York Times)

Ưu tiên chống lạm phát

Lĩnh vực tài chính-ngân hàng toàn cầu đang phải xoay xở với bài toán lạm phát tăng cao, trong bối cảnh mối quan ngại gia tăng về “sức khỏe” của ngành ngân hàng sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley Bank ở Mỹ. Nỗi lo lạm phát vẫn bao trùm khiến Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất, bất chấp những nguy cơ bất ổn tài chính.
Cần các đột phá để kinh tế Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023

Cần các đột phá để kinh tế Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023

Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và các yếu tố rủi ro trong nước, Việt Nam được dự báo vẫn có khả năng đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao 6,5% như Chính phủ đặt ra, nếu tập trung thực hiện những đột phá về giải ngân đầu tư công, chuyển hướng chính sách tiền tệ sang hỗ trợ tăng trưởng và tận dụng các cơ hội hiện có.