Một quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại xã Bằng Phúc. (Ảnh ĐẶNG TUYẾT)

Chè Shan tuyết cổ nơi thượng nguồn sông Cầu

Trên những đỉnh núi quanh năm mây phủ ở xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) hiện vẫn còn hơn 600 gốc chè Shan tuyết cổ thụ hiên ngang trước gió sương, vươn mình đón nắng. Lạc bước giữa những cánh rừng chè nằm trên độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mây phủ là một trải nghiệm khó quên.
Du khách trải nghiệm hái chè Shan tuyết tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Nâng cao chất lượng, sản phẩm chè

Chè là một trong những loại cây công nghiệp phát triển ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động và mang lại hiệu quả kinh tế tốt đối với nhân dân ở các địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc. Hiện nay, nông dân đang đưa nhiều giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết với du khách.

Lễ hội trà Shan tuyết Văn Chấn

Lễ hội trà Shan tuyết Văn Chấn là dịp để du khách trong và ngoài nước biết đến cây chè gắn với đời sống hằng ngày của bà con nhân dân, là giống cây chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời tôn vinh người chăm sóc và bảo vệ cây chè cổ thụ quý hiếm, phát huy giá trị văn hóa-kinh tế, quảng bá du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương.
Ông Đặng Ngọc Phố - Chủ nhiệm HTX Sơn Trà.

Đặng Ngọc Phố - Người đánh thức những búp chè Shan Tuyết “ngủ quên”

Vươn lên từ mảnh đất quê nhà, Giám đốc người Dao dù chưa học hết THPT nhưng khiến nhiều người nể phục khi thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ cây chè Shan Tuyết quê hương. Người đàn ông ấy tên Đặng Ngọc Phố, với hành trình khởi nghiệp đáng nể phục, giúp đỡ hàng chục hộ gia đình miền núi thoát khỏi cảnh khó khăn.