Theo nhà phân tích chính trị quốc tế Luis Manuel Arce, Đảng Cộng sản Việt Nam là động lực cho mọi hoạt động cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị, tư tưởng và chiến lược vĩ đại của Đảng.
Từ một đất nước gượng dậy sau chiến tranh, nhờ sáng suốt thực hiện thành công công cuộc Đổi mới, Việt Nam không chỉ giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn vươn lên trở thành một quốc gia có tiếng nói và vị thế trên trường quốc tế. Hành trang hun đúc từ chặng đường 49 năm qua giúp chúng ta thêm tự tin vươn đến những nấc thang tăng trưởng ngày một bền vững.
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Cao Bằng ghi dấu ấn của nhiều sự khởi đầu lịch sử: bước chân đầu tiên khi Bác Hồ - "Người đi tìm hình của nước" trở về sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước; những lời thề lịch sử ở khu rừng Trần Hưng Đạo trong buổi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân... Nhưng ít người biết, Cao Bằng còn có những địa danh ghi dấu ấn mở đầu của không chỉ một đội quân, mà còn ghi dấu ấn của những dòng điện đầu tiên.
Cách đây 84 mùa xuân, ngày 28/1/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Pác Bó, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
(TTXVN) - Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý.
Đầu Xuân Canh Ngọ 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở Hồng Công (Trung Quốc) từ ngày 6/1 đến ngày 7/2 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại, một bước ngoặt lịch sử, là kết quả tất yếu của sự phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, trước yêu cầu cần phải có một đảng chân chính cách mạng lãnh đạo.
Tổng Bí thư Trường Chinh, người cộng sản kiên cường mẫu mực, nhà lý luận tài năng, nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương sáng về tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, một trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động cách mạng không ngưng nghỉ vì mục tiêu trong sáng và cao cả là đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, đồng chí Hà Huy Tập đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng Đảng.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” là nguyên tắc bất biến, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, nhân tố quyết định mọi thắng lợi, bảo đảm cho lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trước dân tộc.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là chủ trương chiến lược, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, khả năng phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, khi thực dân Pháp đã xâm lược và đặt được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Nguyễn Sinh Cung lớn lên trong tiếng súng của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, và các cuộc khởi nghĩa "Cần vương" chống Pháp của nhân dân ta đòi lại độc lập tự do.
Trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng, tối 5/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Ðảng ta là đạo đức, là văn minh"[1]. Ðảng ta là đạo đức, đó là đạo đức cách mạng - là hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức của người đảng viên, được xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, không vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Ðảng, của dân tộc, của nhân dân.
Trong gần 40 năm đổi mới, Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm, bên cạnh nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng. Từ Đại hội VI (năm 1986) - đại hội mở đầu quá trình đổi mới toàn diện đất nước đến nay - đã cho thấy quá trình đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế của đất nước trên nhiều phương diện.
Trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng, một trong những vấn đề quan trọng là phải giải quyết đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa đổi mới toàn diện, đồng bộ và xác định các trọng tâm, trọng điểm trong chủ trương, đường lối của Đảng.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã 13 lần tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc với nhiều đồng chí Tổng Bí thư. Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ðoạn văn trên đây trích trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV hào hùng như một "Ðại cáo" của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
Mùa Xuân tới, Đảng ta thêm một tuổi. Hơn thập niên nữa, sẽ vào tuổi bách niên. Sức mạnh nào làm nên sự trường tồn cho Đảng hành trình cùng dân tộc trong lịch sử? Đó chỉ có thể là Đảng cách mạng và khoa học, gắn bó máu thịt với dân, đã làm nên bản lĩnh kiên cường, độc lập tự chủ. Không phải đến ngày nay, khi thế giới đa chiều, bản lĩnh ấy mới hiển hiện, mà đó thật sự là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn phấn đấu, rèn luyện xứng đáng là đội tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; các tổ chức của Ðảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
Sau độ lùi lịch sử 87 năm, chúng ta càng thấy rõ hơn sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời và vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc tổ chức Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam giữa tiết xuân Canh Ngọ 1930. Chúng ta cũng thấy rõ hơn giá trị của những bài học và những điều lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã căn dặn các chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi...
Ngay từ rất sớm Ðảng ta đã nhận thức mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa chính trị, kinh tế và văn hóa. Ðề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943) đã nhấn mạnh "Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động".
“Trong tiến trình đổi mới đất nước đang diễn ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo then chốt đối với sự phát triển tương lai của Việt Nam” - đó là nhận định của chuyên gia Layton Pike, thành viên Ban Cố vấn của Viện Chính sách Australia - Việt Nam, trong cuộc trao đổi với TTXVN. Chuyên gia Layton Pike cho rằng bằng cách hợp nhất các bộ, giảm tình trạng dư thừa và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, Việt Nam đang thực hiện những bước quan trọng để xây dựng một chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn.
Năm nay, Đảng ta 30 tuổi chẵn. Trong 30 năm, Đảng đã kinh qua những cuộc đấu tranh oanh liệt và thu được nhiều thắng lợi vẻ vang. Nhân dịp này, chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và ấn định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giành lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa.
Hà Huy Tập, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương, là chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng, đã nêu cao tấm gương về lòng yêu nước, sự dũng cảm và hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam.
Theo báo cáo của đồng chí Hà Huy Tập với Quốc tế Cộng sản ở Moscow thì: "Trung ương Ðảng Cộng sản Ðông Dương có trụ sở ở trong nước từ ngày 12-8-1936". Như vậy, khoảng đầu tháng 8-1936, đồng chí Hà Huy Tập đã tới Sài Gòn để tổ chức, lãnh đạo đẩy mạnh phong trào cách mạng.
Ngày này cách đây 80 năm Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, một mốc son rực rỡ trên con đường phát triển của dân tộc ta.
Sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên nhiều mặt. Đại hội VI của Đảng họp tháng 12/1986 xác định phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật; phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách, đổi mới tổ chức và cán bộ, đổi mới cả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa, xã hội,...
Hội nghị xác định, trong lúc "nước sôi lửa nóng", nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những cả dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp sẽ mãi mãi cũng không đòi lại được. Vì vậy, chủ trương lãnh đạo giải phóng dân tộc nhằm thoát khỏi ách thống trị của Pháp-Nhật là chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Ðảng.
Tổng Bí thư Lê Duẩn - Anh Ba, như cách gọi trìu mến và kính trọng của đồng chí, đồng bào - là một trong những chiến sĩ cách mạng tiền bối kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.