Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội bố trí lực lượng hướng dẫn phân luồng, bảo đảm giao thông.

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Chương Dương, Cầu Trung Hà

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu bắc qua sông. Cầu Phong Châu tại Km18+200, QL 32C thuộc địa bàn Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ bị sự cố gãy trụ T7 và sập 2 nhịp từ trụ T6 đến trụ T8 làm giao thông gián đoạn; Cầu Trung Hà tại Km64+639, QL 32 bị hư hỏng, xói lở trụ cầu, hiện đang trong quá trình sửa chữa và phân luồng phục vụ thi công (cấm các xe tải loại từ 3 trục trở lên và xe khách trên 29 chỗ qua cầu).
Hiện tại, cầu Chương Dương vẫn hoàn toàn bảo đảm khả năng chịu lực, hoạt động bình thường.

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm khả năng chịu lực

Sau sự cố sập 2 nhịp cầu Phong Châu (Phú Thọ) vào sáng 9/9, một số người dân Thủ đô đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của cầu Chương Dương, nhất là trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Trước vấn đề lo ngại này, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo đã khẳng định, mặc dù xuống cấp, song hiện tại cầu Chương Dương vẫn hoàn toàn bảo đảm khả năng chịu lực, hoạt động bình thường.

Cần các giải pháp đồng bộ giảm ùn tắc giao thông

Theo số liệu của Sở Giao thông vận tải, hiện trên địa bàn thành phố có 33 điểm ùn tắc giao thông, trong đó có 22 điểm có từ trước và 11 điểm phát sinh. Tốc độ tăng trưởng phương tiện giai đoạn 2019-2023 là hơn 10%/năm đối với ô-tô, 3%/năm đối với xe máy; tuy nhiên, diện tích đất cho giao thông bình quân hằng năm chỉ tăng từ 0,26 đến 0,3%. Trong khi đó, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Sự chênh lệch đó tất yếu dẫn đến quá tải hạ tầng giao thông ngày càng trầm trọng, nhất là trên những tuyến đường hướng tâm, đường vành đai, các cầu vượt sông Hồng...