Cảnh giác với hoa trái, thực phẩm bảo quản bằng hóa chất

Coi chừng "lớp phấn" trên hoa trái

Một độc tố độc hại nữa cũng được ướp trong các loại quả là lưu huỳnh. Mục đích sử dụng độc tố này nhằm để quả có độ bóng cao hơn so với bình thường (như quả hồng đỏ chẳng hạn). Hay như xoài, người ta thường cho đất đèn vào ủ vừa giữ chín đều vừa không bị dập nẫu do thời tiết trong quá trình vận chuyển. Nhưng nguy hiểm nhất hiện nay, theo TS. Khải không phải là những hóa chất thông thường mà chính là rất nhiều trái cây được phun thuốc trừ sâu . Phun nhiều đến mức có trái cây được hái về, phơi ra ngoài trời đến 4 tháng sau, vỏ bên ngoài vẫn bình thường nhưng bên trong đã hỏng. Và thuốc trừ sâu vẫn đọng trên quả như một lớp phấn (mà người bình thường bảo rằng, lớp phấn của quả mới hái). Nguy hiểm hơn, là khi những thực phẩm được phun dầy thuốc trừ sâu, hằng ngày còn được người bán trực tiếp tưới nước, như vậy vô tình đã làm thuốc trừ sâu càng ngấm sâu vào bên trong quả, rau. Chất diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất và "thịnh hành" nhất để bảo quản hoa quả cho tươi. Phần lớn những quả cam vàng có vỏ sần sùi đều được ngâm chất diệt cỏ.

Dưa hấu, chuối, bưởi: cũng ướp hóa chất

Qua tình hiểu được biết, những người bán dưa hấu bảo quản bằng cách bơm trực tiếp hóa chất vào quả dưa hấu. Tác dụng của các hóa chất này là làm tươi bên ngoài nhưng ít ai lường trước được rằng chỉ trong vòng khoảng 2, 3 phút sau những hóa chất đó đã ngấm vào bên trong hoa quả, khi ăn vào sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Còn đối với chuối, để cho chín đều và giữ lâu không bị chín nẫu, người ta ngâm vào trong một loại dung dịch pha với nước để hóa chất độc hại này ngấm sâu vào bên trong quả chuối. Chính quả bưởi, mà mọi người vẫn nghĩ là an toàn cũng được bảo quản bằng thuốc trừ sâu cho vỏ bóng, đẹp, quả không bị héo cho dù đã để rất lâu.

Cảnh giác bánh chưng vỏ xanh bất thường

Thông thường, bánh chưng luộc xong, khi để ráo nước, lá có mầu xanh úa. Nhưng trên thị trường, các cửa hàng bán bánh chưng lại có những chiếc bánh có lá mầu xanh tươi rói. Đó chính là kỹ thuật "làm hàng" giữ chất diệp lục của người bán. Khi luộc bánh, người ta cho vào trong nồi luộc một chất như axít nhằm giữ mầu lá được mầu xanh. Cho nên vì sao những chiếc bánh gia đình luộc thì không có mầu xanh nõn như ngoài hàng. Công nghệ làm mứt, ô mai cũng được chế biến theo phương pháp nghe đến "rợn tóc gáy". Toàn bộ số quả (như mơ, mận, trám...) đổ tất xuống một hố lớn có lót tấm bạt, đổ vào hố lưu huỳnh và nước rồi trộn đều bằng... chân. Sau khi ra nước chát, toàn bộ số quả được đem phơi khô (trên sân) rồi được chuyển tới các cửa hàng làm mứt, ô mai để họ ướp.

Những mầm họa khôn lường

Theo nghiên cứu, các chất độc sử dụng bảo quản rau, quả, thực phẩm sẽ gây ra các bệnh đường ruột. Nếu nặng thì gây ngộ độc cấp tính. Nếu không sẽ tích tụ ở gan, gây ra ung thư. Có người đã nhiễm rất nhiều bệnh do những chất này gây ra. Chính những người trực tiếp tẩm ướp hóa chất này cũng đã bị các bệnh về da. Ngoài ra, nếu ăn phải những thực phẩm có tẩm ướp chất diệt cỏ thì tăng nguy cơ ung thư và sinh con dị tật.

Làm sao chọn được rau quả sạch?

TS Khải khuyên, người tiêu dùng khi mua hoa quả phải nhớ chọn loại có cuống, còn loại không có cuống tức là đã được bảo quản lâu ngày. Nhưng để cẩn thận hơn, khi cắt cuống phải có mầu xanh (nếu mầu trắng cũng đã được bảo quản), cũng nên phải lay lay cuống quả vì có thể cuống được gắn bằng keo. Nếu là cam, quýt còn tươi, khi bóc ra phải có mùi thơm (vì ngâm hóa chất sẽ không có mùi thơm của vị dầu). Nếu trót  mua về, bổ cam ra thấy rỗng ở giữa (thẳng cẳng xuống), múi khô (thậm chí vào các tháng 3, 4 nhưng quả quýt này còn mọc rễ con) thì không nên ăn. Chú ý nhất là ở phần cuống quả cam, đây là chỗ khi đã khô thường hay đọng thuốc trừ sâu (nhìn thấy như có phấn). Nếu cuống xanh, lá heo héo mà hơi có nấm mốc thì chứng tỏ là tốt (như vậy là không có chất bảo quản). Những sản phẩm trái mùa lại càng không nên ăn, ví dụ như táo chỉ thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 nhưng hiện nay trên thị trường vẫn bán chứng tỏ là đã được bảo quản vì quả nếu để ngoài trời chỉ từ 1-2 tuần là hỏng. Người tiêu dùng cũng rất dễ dàng để tìm ra sản phẩm có nhiễm hóa chất độc hại như ure (có trong cá) là lấy miếng quỳ tím nhúng vào lập tức miếng quỳ tím sẽ hiện ra màu hồng tức là có ướp phân ure. Nhưng tốt nhất, người tiêu dùng nên lựa chọn kỹ món hàng mình muốn mua và ngâm rửa an toàn trước khi sử dụng.

Với các loại quả khi mua về đầu tiên dùng giấy mềm lau sạch. Sau đó đem ngâm trong nước muối khoảng 3 - 5 phút rồi đem ra rửa lại bằng nước sạch. Các loại quả có kẽ thì phải lau kỹ rồi mới bóc vỏ. Thứ 2, nên để hoa quả ở chỗ mát. Đặc biệt các loại quả dùng để thắp hương thì không nên để lâu vì trong hương trầm có rất nhiều chất độc.