Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 thặng dư 23,31 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước, đạt 335,59 tỷ USD.
Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất siêu đạt 20,79 tỷ USD, trong đó cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 299,63 tỷ USD và 278,84 tỷ USD.
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đạt 511,11 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 265,09 tỷ USD, nhập khẩu đạt 246,02 tỷ USD, thặng dư 19,08 tỷ USD.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 369,62 tỷ USD, trong khi trị giá xuất khẩu đạt 190,73 tỷ USD. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam 6 tháng năm 2024 ước tính xuất siêu 11,85 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng vững vàng bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài, đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm nay và 6,2% trong năm 2025.
Ngày 2/4, người đứng đầu Cơ quan Hải quan Iran, ông Mohammad Rezvanifar cho biết, xuất khẩu dầu mỏ của nước này đã đạt 35,8 tỷ USD trong 12 tháng qua (tính đến cuối tháng 3/2024).
Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa cán cân thương mại 2 tháng đầu năm nay xuất siêu đạt 4,72 tỷ USD.
Trong tháng 1/2024, giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước ta ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 42% so cùng kỳ năm 2023, góp phần đưa cán cân thương mại tháng đầu năm xuất siêu 2,92 tỷ USD.
Mặc dù tổng xuất nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam chứng kiến mức giảm giảm 8,3% so cùng kỳ năm 2022, cán cân thương mại 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,82 tỷ USD.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2023, tổng xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 557,95 tỷ USD. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,6 tỷ USD.
Trong số những kiến nghị giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối năm, gần đây xuất hiện nội dung mới rất đáng quan tâm. Đó là kiến nghị phát triển du lịch hướng tới cân đối cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sau khi có bước giảm vào tháng 4 đã quay lại đà tăng trưởng nhờ hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, dự báo hoạt động xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi tổng kim ngạch sáu tháng giảm tới 12,1% so với cùng kỳ trong bối cảnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6% của năm 2023 rõ ràng rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực lớn từ phía các cơ quan quản lý cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Tổng cục Hải quan vừa cho biết, tháng 6/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% so tháng trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 316,64 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm, cả nước ước tính xuất siêu đạt 12,26 tỷ USD.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar từ ngày 6 đến 8/5, sáng 7/5, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Phó Quốc vương Qatar Sheikh Abdullah bin Hamad Al Thani.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất lợi, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cùng với với sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu, nước ta vẫn đạt mức xuất siêu ước tính 4,07 tỷ USD trong quý I/2023.
Trong những năm qua, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) của Việt Nam đã đạt con số 5.146 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm về trước cộng lại.
Khởi đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực, khi chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng, cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư, và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ lần đầu tiên ghi nhận tăng trưởng dương kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.