Blue Origin phóng thành công tàu thử nghiệm khoa học để đổ bộ lên mặt trăng

NDO -

Tổ hợp tên lửa - tàu vũ trụ New Shepard của Blue Origin đã phóng thành công sứ mệnh mới nhất, đó là một tàu vũ trụ không người lái thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học trên không gian dưới quỹ đạo và hạ cánh chỉ sau hơn 10 phút.

Tổ hợp tên lửa - tàu vũ trụ New Shepard của Blue Origin trước khi được phóng lên vũ trụ. Các bức chân dung được dán lên mũi tàu. (Ảnh: cắt từ video clip của Blue Origin)
Tổ hợp tên lửa - tàu vũ trụ New Shepard của Blue Origin trước khi được phóng lên vũ trụ. Các bức chân dung được dán lên mũi tàu. (Ảnh: cắt từ video clip của Blue Origin)

Ngày 26/8, sứ mệnh mới của tên lửa New Shepard đã được phóng từ trụ sở của Blue Origin ở gần thị trấn Van Horn, Tây Texas, Mỹ. Tên lửa New Shepard đã hạ cánh thẳng đứng vài phút sau khi cất cánh. Tàu vũ trụ không người lái tiếp tục lên đến độ cao 106 km trước khi được hạ cánh bằng dù xuống gần đó sau khoảng 11 phút.

Đây là trong chuyến phóng thứ 17 của Blue Origin vào vũ trụ và do đó mang tên hiệu NS-17. Sự kiện cũng đánh dấu chuyến bay thứ tám của tàu vũ trụ RSS HG Wells, phương tiện New Shepard dành riêng cho các máy bay phản lực không cần lái.

Blue Origin phóng thành công tàu thử nghiệm khoa học để đổ bộ lên mặt trăng -0

Tên lửa New Shepard và tàu vũ trụ RSS HG Wells của Blue Origin được phóng lên từ Tây Texas vào ngày 26/8. (Ảnh: Blue Origin). 

Đây là chuyến phóng thứ hai của tên lửa New Shepard nhằm phục vụ cho cuộc thử nghiệm hạ cánh trên mặt trăng. Đại diện Blue Origin cho biết, trong nhiệm vụ này, có 18 trọng tải khoa học được đựng bên trong khoang chứa của HG Wells, 11 trọng tải trong số đó được NASA hỗ trợ.

Một trong những thí nghiệm trong chuyến bay này được gọi là OSCAR nhằm thử nghiệm công nghệ được thiết kế để chuyển rác của máy bay vũ trụ thành các khí hữu ích như hơi nước. Một thử nghiệm khác, được gọi là Modal Propellant Gauging, đã trình diễn một phương pháp mới để đo lượng nhiên liệu còn lại trong thùng của tàu vũ trụ - một nhiệm vụ quan trọng khó thực hiện trong điều kiện vi trọng lực.

Ngoài ra, còn có một số thiết bị khoa học được đặt bên ngoài tàu vũ trụ, cụ thể là thí nghiệm Trình diễn cảm biến đi xuống và hạ cánh của NASA, một bộ cảm biến được thiết kế để giúp tàu vũ trụ hạ cánh chính xác hơn trên mặt trăng và các điểm đến xa xôi khác. Thử nghiệm tương tự cũng đã được phóng lên vũ trụ trong một sứ mệnh khác của tên lửa New Shepard vào tháng 10/2020.

Blue Origin phóng thành công tàu thử nghiệm khoa học để đổ bộ lên mặt trăng -0
Nghệ sĩ Amoako Boafo với bức chân dung tự họa đã được phóng lên không gian trên mũi tàu vũ trụ của Blue Origin. (Ảnh: Blue Origin)

Đặc biệt, chuyến bay này còn mang theo ba bức chân dung do nghệ sĩ Amoako Boafo vẽ được dán trên nóc khoang tàu vũ trụ. Các bức chân dung này gồm bức tự họa của chính nghệ sĩ, mẹ của anh và mẹ của một người bạn. Đây là lần đầu tiên các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được đưa vào nhiệm vụ của tên lửa New Shepard.

Các bức tranh này đã bị bong ra khỏi tàu vũ trụ trong quá trình hạ cánh bằng dù. Một phát ngôn viên của công ty cho biết chúng sẽ được thu hồi từ nơi hạ cánh trên sa mạc.

Blue Origin phóng thành công tàu thử nghiệm khoa học để đổ bộ lên mặt trăng -0
 Tàu vũ trụ RSS HG Wells đã được hạ cánh bằng dù trên sa mạc, chỉ 11 phút sau khi phóng. (Ảnh: Blue Origin)

Trước đó, vào ngày 20/7, Blue Origin đã sử dụng một tổ hợp tên lửa – tàu vũ trụ New Shepard thứ hai, được gọi là RSS First Step để phóng phi hành đoàn của người sáng lập Blue Origin, tỷ phú Jeff Bezos, cùng anh trai của ông và hai người khác, ở độ tuổi 82 và 18, lập kỷ lục về người già nhất và trẻ nhất bay vào không gian.

Blue Origin chưa công bố lịch trình cho chuyến bay chở khách vào vũ trụ tiếp theo, nhưng đã báo cáo doanh thu bán vé gần 100 triệu USD cho đến nay. Công ty chưa tiết lộ giá vé, và có kế hoạch xen kẽ giữa các chuyến bay du lịch và nghiên cứu, vì thế đôi khi sẽ chở cả các nhà khoa học trên tàu.