Tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tại tỉnh Tuyên Quang.

Chuyển đổi số tạo thuận lợi cho khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân, cùng với nỗ lực mở rộng lưới an sinh để ngày càng có nhiều người dân được bảo đảm cuộc sống và chăm sóc sức khỏe từ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung đặc biệt vào công tác chuyển đổi số; trong đó, trọng tâm là Đề án số 06 của Chính phủ đã được triển khai quyết liệt.
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Fujikin Bắc Ninh, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. (Ảnh: ANH SƠN)

Chế tài chưa đủ mạnh, người lao động còn thiệt thòi

Việc doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động không chỉ ảnh hưởng quyền lợi của người lao động mà còn làm giảm nghiêm trọng hiệu quả chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành chưa có quy định tách biệt, định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng BHXH, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý. Chế tài hiện không đủ mạnh, sẽ còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp chây ỳ, triền miên nợ và trốn đóng BHXH.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đánh giá hiệu quả điều trị cho người bệnh qua kết quả chụp X-quang. (Ảnh NGUYỄN ĐỨC)

"Treo" hơn 7.000 tỷ đồng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thống kê sơ bộ của Bảo hiểm xã hội 63 tỉnh, thành phố cho thấy, tổng số tiền chi phí khám, chữa bệnh vượt trần mà Quỹ Bảo hiểm y tế chưa thanh toán cho các bệnh viện hơn 7.000 tỷ đồng. Hy vọng Nghị định 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3/12 tới đây (riêng về thanh toán, được áp dụng từ ngày 1/1/2019) sẽ là căn cứ để các bên liên quan tháo gỡ những vướng mắc, "khơi thông" việc thanh toán khoản chi phí nêu trên cho các bệnh viện.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tiếp nhận hai tỷ đồng do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh - thay mặt toàn thể CCVC ngành BHXH Việt Nam ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: TÂM TRUNG

BHXH Việt Nam trao hai tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

Sáng 27-5, tại Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến trên toàn quốc của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, sau lời phát động kêu gọi của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã thay mặt toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành BHXH Việt Nam trao hai tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19.

Ảnh minh họa: Internet.

Phòng, chống Covid-19, cấp tối đa ba tháng thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính

Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, BHXH Việt Nam lưu ý, tổ chức việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối đa ba tháng). Hướng dẫn việc chuyển tuyến, hẹn tái khám phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm thuận lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế và an toàn trong phòng, chống dịch bệnh.

Ảnh: VSS.

Một tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền trung bị bão lũ

Chiều 20-10, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức phát động quyên góp, hỗ trợ người dân các tỉnh miền trung bị bão lũ. Toàn bộ số tiền quyên góp và trích từ Quỹ hoạt động tình nghĩa của ngành được một tỷ đồng để hỗ trợ người dân miền trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ.

Nghị quyết số 154/NQ-CP giảm bớt điều kiện hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc do gặp khó khăn bởi Covid-19 (Ảnh minh họa: Duy Linh).

Gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng: Mở rộng đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19

Theo Nghị quyết số 154/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành, lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ một tháng trở lên do cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên gặp khó khăn do dịch Covid-19, được hỗ trợ 1.800.000 đồng/người mỗi tháng, tối đa ba tháng.

Ký kết quy chế phối hợp về triển khai chính sách bảo hiểm y tế

Ký kết quy chế phối hợp về triển khai chính sách bảo hiểm y tế

Ngày 3-9, tại Hà Nội diễn ra lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam để triển khai việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với tình hình hiện nay, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Ảnh minh họa: Duy Linh.

Tạm thời ứng kinh phí để xét nghiệm Covid-19 cho người có bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ chỉ đạo BHXH các tỉnh tạm thời tạm ứng kinh phí để kịp triển khai xét nghiệm Covid-19 cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. BHXH tỉnh chỉ thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 của người có BHYT với cơ sở KCB khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam.

Thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Duy Linh).

Thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 với người có bảo hiểm y tế

Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19 với người có thẻ bảo hiểm y tế khi người bệnh phải thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế; người nhiễm Covid-19 đang khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; các trường hợp được cơ sở y tế chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV.