Tìm lời giải cho bài toán bảo vệ động vật hoang dã (Bài 3)

Bảo vệ những "sứ giả" của rừng xanh

Việt Nam có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ thông thương giữa ASEAN và các khu vực trên thế giới. Do vậy đây được xác định vừa là nơi tiêu thụ, vừa là tuyến đường trung chuyển trái phép các loài động vật hoang dã (ÐVHD) và các sản phẩm ÐVHD, là "mảnh đất" màu mỡ để loại tội phạm này lợi dụng hoạt động.
0:00 / 0:00
0:00
Cán bộ Trung tâm cứu hộ Cúc Phương thả động vật hoang dã về tự nhiên.
Cán bộ Trung tâm cứu hộ Cúc Phương thả động vật hoang dã về tự nhiên.

Ðể đối phó các "chiêu trò", thủ đoạn mới của các đối tượng như: Gửi hàng qua đường bưu chính; gửi hàng lòng vòng qua nhiều quốc gia, đơn hàng chỉ ghi người nhận; hợp pháp hóa các động vật săn bắt ngoài thiên nhiên thông qua việc nuôi nhốt ÐVHD, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia tồn tại nạn mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép ÐVHD và các sản phẩm ÐVHD. Thực tế cho thấy, từ năm 2021 đến nay, Hải quan Việt Nam đã phối hợp, bắt giữ, xử lý khoảng 60 vụ việc liên quan đến mua bán, vận chuyển trái phép ÐVHD và các sản phẩm ÐVHD qua biên giới.

Nguyên nhân chủ yếu khiến hoạt động này tồn tại, thậm chí diễn biến phức tạp là do nhận thức và nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật tự nhiên để chữa bệnh, làm vật phẩm phong thủy, đồ trang sức của nhiều người dân vẫn rất cao.

Các hành vi săn bắt, mua bán ÐVHD vẫn phát sinh ở một số địa phương có rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên với quy mô vừa và nhỏ. Hơn nữa, nước ta có đường biên giới tiếp giáp với các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, thuận lợi giao thương cho nên các đối tượng thường lợi dụng để mua bán, vận chuyển trái phép ÐVHD. Ðáng chú ý, lợi nhuận từ hoạt động này là rất lớn, nhất là đối với các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia tồn tại nạn mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép ÐVHD và các sản phẩm ÐVHD. Thực tế cho thấy, từ năm 2021 đến nay, Hải quan Việt Nam đã phối hợp, bắt giữ, xử lý khoảng 60 vụ việc liên quan đến mua bán, vận chuyển trái phép ÐVHD và các sản phẩm ÐVHD qua biên giới.

Việt Nam đã tham gia các công ước CITES, CBD và Nghị định thư CARTAGENA; đồng thời, đưa ra nhiều cấp độ bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã (ÐTVHD)… Ðể thực thi các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ các Công ước và Nghị định thư nêu trên, Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách, quy định liên quan tương đối đầy đủ về bảo vệ, xử phạt các hành vi mua bán, tàng trữ và vận chuyển ÐTVHD trái phép với nhiều mức độ. Tại các điều 234, 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hình thức phạt tiền đã được tăng lên 4 lần và hình phạt tù được nâng lên gấp 2,5 lần so với Bộ luật Hình sự năm 1999…

Mặc dù vậy hoạt động của loại tội phạm này vẫn diễn biến phức tạp, tập trung trên cả tuyến đường biển, đường bộ và đường hàng không với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó lường. Các đối tượng thường ngụy trang hoặc trà trộn vào các sản phẩm cùng loại hàng hóa nông sản, thực phẩm đông lạnh…, khai báo gian dối; vận chuyển hàng hóa dưới dạng biếu, cho, tặng và lòng vòng qua nhiều quốc gia; thành lập các công ty "ma" để thực hiện các giao dịch mua bán… Tinh vi hơn, nhiều đối tượng còn thuê người nước ngoài, phụ nữ mang thai hoặc người tàn tật xách hàng qua cửa khẩu, đường mòn khu vực biên giới.

Việc bẫy, săn bắt ÐVHD chủ yếu diễn ra ở các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi còn nhiều loài ÐVHD sinh sống để bán lại cho nhà hàng, quán ăn. Ngoài ra, nhiều đối tượng còn lợi dụng nuôi nhốt hợp pháp ÐVHD ở trang trại để hợp thức hóa việc săn bắt, mua bán trái phép.

Bảo vệ, bảo tồn có hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng mua bán ÐVHD xuyên quốc gia bất hợp pháp trong giai đoạn hiện nay phải xuất phát từ việc nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách đến thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước ngăn chặn từ xa hoặc "cắt đứt" tại chỗ các luồng mua bán bất hợp pháp ÐVHD, từ đó kéo giảm số lượng và quy mô của các điểm nóng.

Theo quy định, việc xử lý tang vật vi phạm chỉ được thực hiện sau khi có kết quả giám định, xác minh tang vật. Trong khi đó, thời gian phát hiện vi phạm đến khi xử lý vi phạm thường kéo dài, khó phân biệt động vật rừng, các sản phẩm từ động vật rừng do săn, bẫy trái phép với động vật gây nuôi hợp pháp. Nhiều vụ việc xảy ra xa các trung tâm cứu hộ gây khó khăn trong việc vận chuyển, bàn giao tang vật đã khiến nhiều động vật bị chết.

Phần lớn các đơn vị xử lý vi phạm không có kho đông lạnh để bảo quản tang vật là động vật rừng nên dễ gây hư hỏng, ô nhiễm môi trường. Trường hợp đi thuê kho bảo quản tang vật thì đơn vị không có kinh phí, không bảo đảm an toàn vật chứng.

Ngoài ra, khi giải quyết các vụ việc liên quan hợp tác quốc tế thì cơ quan thực thi pháp luật về ÐVHD của các nước thường không liên lạc trực tiếp mà chuyển thông tin qua đường ngoại giao song phương hoặc Interpol. Chính điều này đã gây khó khăn, ảnh hưởng tiến độ giải quyết vụ việc. Hơn nữa, do Việt Nam chưa ký kết hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự với nhiều quốc gia, nhất là các nước châu Phi, dẫn đến hạn chế trong việc đáp ứng các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự khi xuất hiện loại tội phạm này…

Bảo vệ, bảo tồn có hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng mua bán ÐVHD xuyên quốc gia bất hợp pháp trong giai đoạn hiện nay phải xuất phát từ việc nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách đến thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước ngăn chặn từ xa hoặc "cắt đứt" tại chỗ các luồng mua bán bất hợp pháp ÐVHD, từ đó kéo giảm số lượng và quy mô của các điểm nóng.

Theo Phó Cục trưởng Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Hải Bình, cần có sự quan tâm vào cuộc của các quốc gia trên toàn thế giới, sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác quản lý, giám sát, tuyên truyền, kiểm tra, xử lý; tham gia có trách nhiệm Công ước chung về chống buôn bán bất hợp pháp các loài động vật nguy cấp quý hiếm (Công ước CITES); tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ ÐVHD. Mỗi người phải tự thay đổi hành vi ứng xử của mình đối với đa dạng sinh học, môi trường, thay đổi nhận thức về tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc từ ÐVHD, giảm nhu cầu sử dụng ÐVHD; nêu cao tinh thần đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về ÐVHD. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hợp tác thực thi pháp luật giữa các quốc gia xuất xứ, trung chuyển và quốc gia tiêu thụ; giữa các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ quan truyền thông nhằm trao đổi thông tin, phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm…

"Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tăng cường phối hợp các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài ÐTVHD và xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm liên quan; triển khai quyết liệt các hoạt động nghiệp vụ từ nắm tình hình, thu thập phân tích thông tin, cảnh báo rủi ro, xác định trọng điểm, phát hiện vi phạm đến đấu tranh chuyên án, bắt giữ, xử lý vi phạm; đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát hải quan; xây dựng lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu chính quy, tinh nhuệ, hiệu quả; thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng liên ngành đấu tranh triệt phá kịp thời các vụ mua bán, vận chuyển trái phép ÐVHD;…" - Phó Cục trưởng Ðiều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Văn Hoàn chia sẻ.