Các đại biểu nêu ý kiến tại tổ thảo luận số 6.
Các đại biểu nêu ý kiến tại tổ thảo luận số 6.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2

NDO - Khác với lần tổ chức đầu tiên, các tổ thảo luận của Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" năm 2024 làm việc ngay tại các phòng họp tổ của Nhà Quốc hội. 306 đại biểu thiếu nhi đã nói lên suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng về 2 chủ đề "Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.
[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 1

Mỗi tổ thảo luận có 2 đại biểu điều hành. Các đại biểu phát biểu ý kiến bằng cách giơ tay.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 2

Ở "kỳ họp" lần này, 306 đại biểu đã chia thành tổng cộng 12 tổ thảo luận.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 3

Các đại biểu tập trung trao đổi, nêu ý kiến về 2 chủ đề của Phiên họp giả định: "Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 4

Mỗi đại biểu có 3 phút để trình bày ý kiến, quan điểm về 2 chủ đề trên. Trường hợp phát biểu quá thời gian quy định, chủ trì mỗi tổ sẽ đề nghị đại biểu dừng cho ý kiến.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 5

Đại biểu nêu ý kiến trùng lặp hoặc xa rời chủ đề sẽ được chủ trì yêu cầu phát biểu vào trọng tâm, trọng điểm nhằm không để vượt quá thời gian theo đúng quy định của Quốc hội.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 6
Chính vì vậy, mỗi đại biểu trước khi đứng lên chia sẻ ý kiến thường phải chuẩn bị kỹ lưỡng, phát biểu mạch lạc, súc tích, đi thẳng vào vấn đề.
[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 7

Đại biểu Phan Bảo Ngọc, thành viên nhỏ tuổi nhất của đoàn đại biểu Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 của thành phố Hà Nội nêu ý kiến về vấn đề bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 8

Những ý kiến hay, xác đáng sẽ được chủ trì và các đại biểu khác trong tổ vỗ tay chúc mừng.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 9

Đối với chủ đề “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”, các đại biểu đã đề ra nhiều giải pháp như phối hợp quản lý giữa nhà trường và các cơ quan chức năng, tăng cường tuyên truyền trong cả gia đình và học sinh.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 10
Vì vậy, quá trình thảo luận đã diễn ra sôi nổi, nêu lên được nhiều vấn đề "nóng" xoay quanh 2 chủ đề trên.
[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 11

Giống như những phiên họp tổ của Quốc hội, phiên thảo luận chiều ngày 28/9 cũng được ghi âm, ghi hình cùng lực lượng thư ký liên tục ghi chép, lưu lại toàn bộ ý kiến đại biểu. Đây phần lớn là những cán bộ của Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã từng có kinh nghiệm hỗ trợ tại các kỳ họp Quốc hội.

[Ảnh] Sôi nổi 12 tổ thảo luận tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 ảnh 12

Điều khác biệt lớn nhất của Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" so với quy trình thảo luận tổ ở Quốc hội có lẽ là việc các đại biểu tập trung lưu lại kỷ niệm sau khi họp.

back to top