Tương truyền, mỗi lần thăm cha (Thái Thượng hoàng Trần Anh Tông) tại chùa Vĩnh Nghiêm, Vua Trần Minh Tông thường đi qua bến đò Lá (làng Tiên La). Yêu mến mảnh đất này, Đức Vua đã sai quân đắp đê chống lụt cho dân, cấp ruộng cho người lái đò để người dân không phải trả tiền đò mỗi khi qua lại. Sau khi vua mất, người dân nơi đây đã lập đền thờ bên bến đò xưa phụng thờ Ngài.
Hằng năm, vào dịp mùng 1 tháng 2 âm lịch, người dân làng lại nô nức tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn Đức vua với nhiều nghi lễ, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Độc đáo nhất là nghi thức rước nước từ bến đò Tiên La về đền làm lễ tế.
|
Các trai tráng mạnh khỏe, có tư cách tốt trong làng được chọn khênh kiệu rước nước. |
|
Khấn xin nước tế, mong trời đất thanh bình, người dân no ấm. |
|
Làng Tiên La nằm trên dải đất hình cánh cung. |
|
Lễ hội giữ nguyên chất mộc mạc của người dân Yên Dũng. |
|
Lễ hội mang tới không khí vui tươi phấn khởi dịp đầu Xuân cho miền quê Yên Dũng. |
|
Lễ hội đền Vua Trần Minh Tông tổ chức mỗi dịp mùng 1, 2 tháng 2 âm lịch hằng năm. |
|
Lễ tế được tổ chức trang nghiêm tại khu đền thờ Đức Vua Trần Minh Tông. |
|
Mỗi ngõ trong thôn chuẩn bị một mâm lễ thành kính tham gia đoàn rước nước. |
|
Nghi lễ chứa đựng lòng tri ân, tôn kính bậc tiền nhân có công với nước, với dân. |
|
Người dân qua sông không phải trả tiền đò mỗi dịp lễ hội. |
|
Người dân Tiên La có ý thức giữ gìn môi trường, cảnh quan sạch đẹp cho quê hương. |
|
Nhiều tiết mục dân ca, dân vũ độc đáo do người dân luyện tập và trình diễn tại lễ hội. |
|
Nét đẹp hội làng. |
|
Sau khi làm lễ, nước tế được múc từ giữa dòng sông Thương. |
|
Đoàn rước đi trên con đê làng Tiên La ra bến đò xưa. |
|
Đất Yên Dũng vốn là thao trường luyện quân của nhiều đời vua, di sản truyền thống đó vẫn được duy trì qua các xới vật dân tộc trong lễ hội. |