Sản xuất than nguyên khai tại mỏ Đèo Nai.

11 tháng, TKV sản xuất gần 34,5 triệu tấn than

Kết thúc 11 tháng, các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sản xuất 34,43 triệu tấn than nguyên khai, đạt 88% kế hoạch năm; tiêu thụ 43,55 triệu tấn, bằng 93% kế hoạch và bằng 99% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, than tiêu thụ cho các hộ điện đạt 36,2 triệu tấn, đạt 94% kế hoạch và bằng 113% so cùng kỳ, tương ứng tăng 4 triệu tấn.
Trao bằng khen các cá nhân đạt giải "Phú Riềng Đỏ" năm 2023.

Trao giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”, “Cao-su Việt Nam” năm 2023

Sáng 27/10, tại Bình Phước, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam (VRG) tổ chức kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, Ngày Truyền thống Ngành cao-su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2023). Dự lễ Kỷ niệm có lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Phước,Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Những đảng viên trẻ trưởng thành từ “trường học lớn vùng than Đông Bắc”

Những đảng viên trẻ trưởng thành từ “trường học lớn vùng than Đông Bắc”

"Kỷ luật và đồng tâm, chúng ta nhất định thắng". Khẩu hiệu cách đây hơn 80 năm của ngành than đã tạo tiền đề cho cuộc tổng bãi công của hơn 30 nghìn thợ mỏ tại Quảng Ninh giành thắng lợi. Tiếp bước truyền thống hào hùng ấy, ngày nay, đội ngũ thợ mỏ với lực lượng nòng cốt là các đảng viên vẫn đang giữ vững và phát huy tinh thần xung kích, góp phần xây dựng tổ chức Đảng ngành than nói riêng, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nói chung ngày càng vững mạnh.
Các đại biểu thực hiện nghi thức công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu của BSR.

Fitch Ratings công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu BSR ở mức “BB” với triển vọng tích cực

Ngày 2/10 tại Hà Nội, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức lễ công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm lần đầu bởi Fitch Ratings ở mức “BB” với “Triển vọng tích cực”. Tham dự lễ công bố có ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đại diện lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Trong đóng góp chung của khu vực doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng của 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hiện nay, 19 tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước và hoạt động trong 16 ngành kinh tế, kỹ thuật.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu đã thể hiện rõ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước. Việc tiếp tục phát huy mô hình Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ như Thông báo số 40-TB/TW của Bộ Chính trị là hết sức cần thiết; đồng thời, Ủy ban cần tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm để phù hợp hơn với mô hình, điều kiện thực tế hoạt động hiện nay và hệ thống thể chế, pháp luật có liên quan.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Ngày 26/3/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi mô hình từ Tổng công ty. Theo đó, VNPT là Tập đoàn kinh tế chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế.
Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD 1)

Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD 1)

Tổng công ty Lương thực miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung ương I và các doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế trở ra. Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty luôn hoạt động ổn định, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Các chỉ tiêu chính về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động... đều có sự tăng trưởng ổn định, vững chắc qua từng năm.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Ngày 17/6/2010 Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1666/QĐ-BGTVT chuyển Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thành Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - Công ty mẹ - nhằm nâng cao vị thế, năng lực cũng như trách nhiệm của VEC, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho VEC mở rộng hợp tác và thu hút vốn đầu tư cho các dự án đường bộ cao tốc.
Tổng Công ty Cafe Việt Nam (VINACAFE)

Tổng Công ty Cafe Việt Nam (VINACAFE)

Tổng Công ty Cafe Việt Nam (VINACAFE) là nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam về cà-phê nhân - chiếm 30% thị phần xuất khẩu cà-phê nhân cả nước. Tổng Công ty còn có hệ thống các Trung tâm Thương mại dịch vụ VINACAFE trong các vùng sản xuất, tiêu thụ cà-phê lớn, các đô thị lớn trong cả nước nhằm thúc đẩy thương mại và quảng bá thương hiệu VINACAFE.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Airports Corporation of Vietnam – ACV) được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/02/2012 của Bộ trưởng Giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất ba Tổng công ty: Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.
19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang hoạt động như thế nào?

19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang hoạt động như thế nào?

Sau khi được chuyển giao từ các bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, 19 tập đoàn, tổng công ty đều sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển liên tục, ổn định.  So với năm 2018, đến nay, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 doanh nghiệp đã tăng thêm hơn 150 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng.
Cụm giàn khoan Sư Tử Trắng.

Hành trình 25 năm chinh phục “sư tử” ngoài biển khơi

Sở hữu thành tích sản xuất, kinh doanh cực kỳ ấn tượng, nhưng ít ai biết, Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC)-thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - hiện là nhà điều hành dầu khí có sản lượng khai thác lớn thứ 2 tại Việt Nam. Sau 25 năm hoạt động, chỉ với bộ máy hơn 300 nhân sự, công ty liên doanh này đã mang về cho ngân sách nhà nước hơn 13 tỷ USD.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM)

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM)

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) là doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, được thành lập theo Quyết định số 2180/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) được thành lập theo Quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX)

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX)

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (tên viết tắt là Petrolimex) hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc-hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập ngày 22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Lĩnh vực kinh doanh chính của EVN là sản xuất, điều độ, mua bán buôn điện năng, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM)

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM)

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được thành lập với sứ mệnh góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và là trụ đỡ kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước. Sau 48 năm xây dựng và trưởng thành (3/9/1975 - 3/9/2023), Petrovietnam đã có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.
Tổng Công ty Viễn thông Mobifone (MOBIFONE)

Tổng Công ty Viễn thông Mobifone (MOBIFONE)

MobiFone là một trong số các doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin - Nội dung số lớn nhất nước ta hiện nay, là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên, với hơn 30% thị phần. MobiFone duy trì là doanh nghiệp nhà nước chủ lực quốc gia về cung cấp các dịch vụ số; phát triển dịch vụ viễn thông di động sử dụng các công nghệ nâng cấp và công nghệ mới; phát triển hạ tầng dữ liệu ảo hóa, giải pháp số/nền tảng số và các dịch vụ nội dung số.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)

Tới nay, bên cạnh công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ động nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp trong danh mục, đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty có quy mô vốn lớn, mới tiếp nhận có tình hình tài chính phức tạp.
Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA)

Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA)

Được thành lập ngày 5/4/1985, từ một Xí nghiệp liên hiệp có 4 nhà máy sản xuất thuốc lá điếu và một số xí nghiệp sản xuất nguyên liệu thuốc lá, hiện nay, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã phát triển hoàn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá khép kín từ sản xuất nguyên phụ liệu đến thuốc lá điếu, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ thuốc lá và mở rộng sang lĩnh vực sản xuất thực phẩm bánh kẹo, đồ uống…
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VIETNAM AIRLINES)

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VIETNAM AIRLINES)

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á.
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC)

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC)

Được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam, đến nay VIMC là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc mở cửa hợp tác, hội nhập quốc tế, cung cấp dịch vụ Hàng hải trên phạm vi toàn cầu đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)

Năm 2003 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo quyết định số 34/2003 QĐ-TTg ngày 4/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Với hơn 130 năm khai thác, Đường sắt Việt Nam liên tục phát triển, hiện trở thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, khai thác và duy trì toàn bộ cơ sở hạ tầng của mạng đường sắt quốc gia.