Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) vừa phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang trao chứng nhận cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn. Đây là diện tích rừng trồng đầu tiên trên cả nước được cấp mã số nhằm minh bạch hóa sản phẩm lâm sản phục vụ xuất khẩu.
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư năm 2024 của tỉnh Long An tại châu Âu (Pháp, Bỉ và Đức) do Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn, ngày 19/11, tại Hội thảo bàn tròn về thương mại đầu tư giữa tỉnh Long An và thành phố Cologne, Đồng Tâm Group và QuickPack chính thức ký kết ghi nhớ về việc cho thuê đất đầu tư nhà máy 30 triệu EUR trong khu công nghiệp Đông Nam Á Long An.
Dự kiến trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Sự bất ổn trong quá trình tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng khu vực và thế giới đã tác động tới triển vọng thương mại toàn cầu. Xuất, nhập khẩu của Việt Nam dự báo có thể tăng hơn 10% trong năm nay và cao hơn một chút vào năm 2025 nhờ sự phục hồi dần của nhu cầu bên ngoài. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn đối mặt không ít rủi ro tiềm ẩn.
Ngày 15/11, Dongfeng dana, doanh nghiệp liên danh hàng đầu Trung Quốc với các sản phẩm cầu xe chất lượng cao đã phối hợp Futa group và Kim Long motor ký kết hợp tác chiến lược toàn diện về chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất và phân phối độc quyền các sản phẩm cầu ô-tô bao gồm cầu xe động cơ đốt trong và cầu xe động cơ điện tại Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch xuất khẩu cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.
Công nghiệp điện tử đang là mặt hàng “quán quân” xuất khẩu. Song, vị thế của doanh nghiệp ngành hàng này đang chưa tương xứng với mức kim ngạch mà ngành hàng này đạt được.
Qua rà soát các sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi vừa đăng ký 10 sản phẩm tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ.
Ngày 7/11, lễ khai mạc Tuần hàng Việt Nam diễn ra tại tỉnh Udon Thani, cách thủ đô Bangkok của Thái Lan hơn 500km về phía Đông Bắc. Sự kiện do Tập đoàn Central Retail Việt Nam, Central Group Thái Lan phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức.
Cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA) đã được ký kết, trở thành hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Arab, là tiền đề quan trọng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); trong đó có các mặt hàng nông sản chủ lực như: thủy sản, gạo, rau quả, cà-phê và hồ tiêu...
Từ ngày 3-6/11, Nghệ An đã tham gia Đoàn thương mại, tìm hiểu thị trường Philippines. Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Hồng Vinh làm trưởng đoàn cùng các doanh nghiệp liên quan.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân liên quan đến nội dung bài viết về cuộc cách mạng chuyển đổi số của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2024), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông có niềm tin rằng, từ chỉ đạo của Tổng Bí thư và thực tiễn đất nước hiện nay, thông điệp này sẽ được lan tỏa, thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo nên cuộc cách mạng trong chuyển đổi số để nâng cao năng lực của lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy sản theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD - một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Lũy kế tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản đạt 8,27 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại Cà Mau có nhiều hạng mục liên quan với tổng nguồn vốn khoảng 236 tỷ đồng, trong đó, hạng mục biểu tượng con tôm Cà Mau dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng.
Sáng 31/10, Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) đã chính thức khai mạc. Sự kiện này do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức.
Những năm qua, nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ triển khai có hiệu quả đề án phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung với quy mô lớn. Tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đã xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây đặc trưng được thị trường đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và xây dựng được thương hiệu, đem lại thu nhập cao cho người dân…
Với quy mô dân số Hồi giáo toàn cầu đạt gần 1,94 tỷ người vào năm 2022 và dự kiến tăng lên 2,8 tỷ vào năm 2050, ngành Halal đang mở ra cơ hội lớn cho các quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng này, trong đó có Việt Nam.
Nhiều năm qua, trồng cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi...) là hướng phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều địa phương trong cả nước. Việc trồng loại cây này đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng suy thoái vườn cây có múi đang diễn ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng loại cây này.
Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.
Chiều 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất khẩu sản phẩm Bưởi Soi Hà, huyện Yên Sơn sang thị trường Vương Quốc Anh.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2024 sẽ mở ra cơ hội cho các chủ thể OCOP tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan đại diện, và các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, việc gặp gỡ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Triển lãm sẽ hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc đổi mới tư duy sản xuất và tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, đạt mức tăng 31,55% so với cùng kỳ năm 2023, với giá trị gần 6,28 tỷ SGD.
Bất chấp nhiều bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á.
Năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 57-58 tỷ USD. Tuy nhiên hiện nay, mỗi khu vực thị trường, thậm chí mỗi quốc gia đều có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch động, thực vật (SPS). Do đó, nâng cao năng lực tuân thủ quy định sẽ là cơ sở quan trọng để nông sản thuận đường xuất khẩu, phòng tránh việc bị cảnh báo hoặc hạn chế nhập khẩu.
Những ngày qua, các địa phương Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, như Vân Nam, Quảng Tây, lần lượt đón nhận những lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu bằng đường bộ, kể từ khi sản phẩm dừa tươi Việt Nam được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp phép mở cửa thị trường từ tháng 8/2024.
Sản xuất lúa năm 2024 ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù gặp nhiều điều kiện bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn ở vụ đông xuân 2023-2024; mưa lớn, dông lốc cuối vụ hè thu, đầu vụ thu đông, song vẫn đạt được kết quả tốt khi năng suất, sản lượng đều tăng so với năm 2023.
Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.