Toà nhà sụp đổ do trận động đất ở Mandalay, Myanmar. (Ảnh UNICEF)

WHO kích hoạt hệ thống quản lý khẩn cấp sau trận động đất tại Myanmar

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 28/3 đã kích hoạt hệ thống quản lý khẩn cấp và đang huy động trung tâm hậu cần của mình ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất – UAE) để chuẩn bị vật tư y tế cứu thương cho khu vực xảy ra thảm họa động đất tại Myanmar trước đó cùng ngày.
Xe gắn máy hiện là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Việt Nam. (Ảnh SƠN TÙNG)

Bảo vệ an toàn cho người sử dụng phương tiện xe gắn máy

Xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Việt Nam, với khoảng 77 triệu chiếc được đăng ký (tính đến hết năm 2024). Chính vì sự phổ biến và xu hướng sử dụng xe gắn máy, cùng những đặc thù về giao thông vận tải tại Việt Nam, việc triển khai các giải pháp nâng cao an toàn cho người sử dụng phương tiện xe gắn máy là vấn đề có ý nghĩa rất lớn với hàng triệu người dân và chắc chắn sẽ góp phần nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam.
Ảnh: WHO.

“Cơn địa chấn” trong hệ thống y tế toàn cầu

Quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) của Tổng thống Donald Trump đang gây ra “cơn địa chấn” đối với hệ thống y tế thế giới. Giới chuyên gia lo ngại, việc mất đi nguồn ngân sách từ Washington có thể làm giảm khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của WHO trước các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm và đại dịch trên toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức ở Washington, DC., ngày 20/1/2025. (Ảnh: REUTERS/TTXVN)

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO

Chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức ngày 20/1 theo giờ Mỹ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút nước này khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Giới chuyên gia y tế cho rằng, động thái này sẽ làm suy yếu vị thế của Washington trong cộng đồng y tế toàn cầu, đồng thời khiến cho việc ứng phó với đại dịch tiếp theo trở nên khó khăn hơn.
Khoa học, công nghệ trước thách thức môi trường không khói thuốc

Khoa học, công nghệ trước thách thức môi trường không khói thuốc

Trong bối cảnh vẫn còn hơn 1 tỷ người hút thuốc lá điếu đến năm 2025, mục tiêu giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại theo ba trụ cột chiến lược của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt ra cho các quốc gia sẽ cần thêm nhiều đóng góp từ các phát kiến mới, đặc biệt về mặt khoa học, công nghệ.
Đánh giá thương tích nạn nhân cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Nỗ lực giảm tai nạn thương tích

Mặc dù, tỷ lệ tai nạn thương tích ở Việt Nam đã giảm những năm gần đây, nhưng số người chết do tai nạn thương tích vẫn còn cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là do nguy cơ thương tích gia tăng trong môi trường sống liên quan đến đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh… trong khi cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ y tế ở nước ta chưa được cải thiện nhiều.
Ảnh: WHO.

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Các cuộc đàm phán liên quan thỏa thuận toàn cầu về đại dịch được nối lại vào tháng 12/2024, nhằm sớm xây dựng nền tảng vững chắc để thế giới ứng phó hiệu quả các thách thức y tế trong tương lai. Giới quan sát kỳ vọng, các nhà đàm phán sẽ nắm bắt cơ hội này để khơi thông thế bế tắc, giúp các nước “cán đích” trước thời hạn chót là tháng 5/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).