Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa ký, ban hành Văn bản số 4473/UBND-NCKS ngày 21/10/2024 triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), trong sáu tháng đầu năm 2024, các đơn vị đã xử lý 17.897 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 81,776 tỷ đồng, tạm giữ 17.879 phương tiện, tước giấy phép lái xe 5.178 trường hợp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/9 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Vi phạm nồng độ cồn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Thực tế, thời gian qua có không ít vụ việc nghiêm trọng liên quan đến hành vi này. Trong 4 ngày nghỉ lễ dịp 2/9/2024, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý gần 60,4 nghìn trường hợp, so với cùng kỳ năm 2023, tăng gần 25,9 nghìn trường hợp. Trong đó vi phạm cồn gần 16,5 nghìn trường hợp, tăng gần 7 nghìn trường hợp so với cùng kỳ 2023.
Liên quan vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng giữa ô-tô và xe máy làm 2 người chết, cơ quan công an thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với lái xe ô-tô.
Theo bạn đọc phản ánh, hiện nay số vụ chống đối lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đang làm nhiệm vụ có xu hướng gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 78 vụ chống lại lực lượng CSGT, tăng 45 vụ tương đương khoảng 136% so với cùng kỳ năm trước. Hậu quả đã khiến 27 cán bộ CSGT bị thương, trong đó có một số người bị thương rất nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật, mà còn gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Sáng 10/6, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024 (từ 15/12/2023-14/5/2024), qua tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 31.146 trường hợp, tăng 11.629 trường hợp so cùng kỳ năm 2023.
Chiều 7/6, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Chong Fu Kit (sinh năm 1993, quốc tịch Trung Quốc) để điều tra hành vi “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Bày tỏ nhất trí với quy định nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần quy định định chặt chẽ để tránh xử lý oan sai đối với người không uống bia, rượu tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nội sinh.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết: Trong báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật, hầu hết các ý kiến nhất trí với phương án cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe đầu kéo không đúng phần đường, trong cơ thể lại có nồng độ cồn kịch khung, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Lệnh giữ người, Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với người điều khiển phương tiện.
Ngày 12/4, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết vừa ban hành cáo trạng truy tố tài xế Đinh Tiến Bình (sinh năm 1987, trú tại thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Ngày 2/4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) giữ chức Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. Nhân dịp này, phóng viên báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với ông Lê Kim Thành về một số giải pháp nhằm tạo đột phá chiến lược về thể chế, từng bước nâng cao văn hóa giao thông trong đời sống xã hội một cách bền vững. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.
Thời gian gần đây, lực lượng công an liên tục xử lý, ngăn chặn nhiều trường hợp thu thập thông tin, chia sẻ trái phép vị trí kiểm soát an ninh trật tự, an toàn giao thông của Cảnh sát giao thông (CSGT) trên mạng xã hội. Tuy nhiên, hành vi vi phạm này đang có xu hướng gia tăng về số vụ, số hội nhóm trên mạng xã hội, cũng như phương thức hoạt động ngày càng tinh vi. Điều đó không chỉ ảnh hưởng hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của lực lượng chức năng, mà còn thể hiện sự coi thường các quy định của pháp luật.
Với mật độ lưu thông của các phương tiện đông và quá tải tại đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh thì luôn có nhiều tiềm ẩn về tai nạn giao thông. Báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố tại hội nghị triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mới đây cho thấy, tình trạng vi phạm quy định trong lưu thông của người điều khiển phương tiện là rất phổ biến. Ðây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tai nạn giao thông.
Lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội đã khẩn trương truy xét, đến 17 giờ 30 phút ngày 1/4 đã bắt giữ được đối tượng nghi vấn điều khiển xe ô-tô trên và đưa về trụ sở Công an để làm việc.
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sáng nay là quy định “cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Ngày 26/3, lãnh đạo huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) xác nhận tối 25/3, một cán bộ xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo đã điều khiển xe mô-tô, trong người có nồng độ cồn và va chạm với một mô-tô khác khiến người điều khiển phương tiện này bị thương, phải đi bệnh viện.
Một trong những vấn đề có tác động đến toàn bộ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được cử tri và dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua đó là quy định về cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Sáng 15/3, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 31, báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, trong quá trình thẩm tra vẫn còn nhiều loại ý kiến liên quan việc cấm lái xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.