Hợp tác xã Dương Quang, xã Dương Quang (thành phố Bắc Kạn) trồng dưa lưới trong nhà màng. (Ảnh THU CÚC)

Đổi thay nông thôn mới vùng cao

Cùng với nhiều chương trình phát triển kinh tế, xã hội, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt những thành quả tích cực. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đến nay diện mạo nông thôn đã đổi thay, đời sống người dân được nâng lên theo từng năm, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền xuôi và miền ngược được rút ngắn.
Sùng A Dê (người đeo kính) hướng dẫn người dân trong xã cách chăm sóc măng tre Bát độ.

Người đưa “cây làm giàu” về vùng cao Suối Bu

Qua giới thiệu của Huyện ủy Văn Chấn (Yên Bái), chúng tôi về xã Suối Bu, gặp anh Sùng A Dê, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, người tiên phong đưa cây tre măng Bát độ về trồng, đem lại hiệu quả kinh tế. Anh cũng là người được cấp trên đánh giá là đảng viên dân tộc H’Mông luôn gương mẫu, trách nhiệm, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế cho người dân.
Các y, bác sĩ khám bệnh cho người dân trên địa bàn huyện Yên Bình, Yên Bái. Ảnh: Thái Sơn

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
"Bạn nhỏ vùng cao xuống phố" - Hành trình nghĩa tình

"Bạn nhỏ vùng cao xuống phố" - Hành trình nghĩa tình

Từ sáng, những chuyến xe xuất phát từ các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) chở 59 em nhỏ cùng thầy, cô giáo về thành phố Đà Nẵng. Ở đây các cô chú, anh chị trong Ban Tổ chức Chương trình “Bạn nhỏ vùng cao xuống phố” đã sẵn sàng chào đón. Ba ngày ở phố sẽ là kỷ niệm đáng nhớ, là động lực để các em nỗ lực hơn trong học tập.
Ðua thuyền Kayak - trải nghiệm hấp dẫn của du khách khi đến Ðà Bắc.

Hấp dẫn du lịch trải nghiệm ở Đà Bắc

Huyện Ðà Bắc, tỉnh Hòa Bình có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ với năm dân tộc anh em cùng sinh sống là: Mường, Tày, Dao, Thái, Kinh... Huyện có một số xã thuộc vùng lòng hồ Hòa Bình nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Ðây là những điều kiện thuận lợi để giúp Ðà Bắc trở thành điểm dừng chân hấp dẫn du khách.
Cán bộ Kiểm lâm Trạm Tấu kiểm tra rừng trồng.

Diện mạo mới ở huyện vùng cao Trạm Tấu

NDO- Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và phát huy nội lực đoàn kết của nhân dân, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) đang từng bước được nâng lên và đổi thay từng ngày. Sự chuyển mình thành công đó đều nhờ các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lớp học xoá mù chữ ở thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao xứ Lạng

NDO- Từ nhiều năm nay, sau những buổi đi nương, bà con người Dao tại xã vùng 3 Thạch Đạn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn ), tất bật rủ nhau đến lớp học xóa mù chữ. Người trẻ nhất hơn 25 tuổi, người lớn tuổi nhất cũng 60 tuổi, nhưng tất thảy bà con đều có chung một ý chí và khao khát - đó là học lấy cái chữ để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Làm đường giao thông về các thôn vùng cao xã Đông Thành, huyện Bắc Quang.

Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao Hà Giang

Từ đổi mới cách làm cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay tỉnh vùng cao Hà Giang đã có một đơn vị cấp huyện và 48 xã về đích nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo và đời sống của người dân vùng cao.
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Hua Thanh tuyên truyền kiến thức pháp luật đến nhân dân trên địa bàn.

Đưa kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới

NDO - Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới, có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó có những dân tộc thiểu số rất ít người, như: Cống, Si La, Phù Lá tập trung ở địa bàn vùng cao, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế. 

Đường từ trung tâm huyện Bắc Yên lên các xã vùng cao đã được nâng cấp, mở rộng và trải nhựa, có thể đi lại thuận tiện cả bốn mùa.

Những con đường góp phần đổi thay vùng cao Sơn La

Trở lại các xã vùng cao của tỉnh Sơn La, nơi có những con dốc “chồn chân vó ngựa”, một thời chỉ có thể đi bộ. Chuyến đi đầy những cảm xúc khi chứng kiến bao sự “thay da đổi thịt” của các xã vùng cao Sơn La khi nơi đây được quan tâm đầu tư các công trình trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt... Trong đó, phải kể tới những tuyến đường giao thông chỉ đi được một mùa, thì nay đã được trải nhựa rộng thênh thang, nối dài những niềm vui của đồng bào các dân tộc nơi đây…