Chiều 26/4, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07) cho biết, chiều 25/4, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức lễ tri ân các lực lượng tham gia thực hiện công tác Cứu nạn thảm họa động đất xảy ra ngày 6/2 vừa qua. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chủ trì buổi lễ.
LTS – Trong tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam thể hiện rõ vai trò là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ cao cả, trực tiếp có mặt tại “điểm nóng”, giúp đỡ, san sẻ nỗi đau chiến tranh, thảm họa với bạn bè, tham gia tiến trình cứu hộ-cứu nạn, tái thiết, giữ gìn và tham gia kiến tạo hòa bình, ổn định, phát triển.
Đoàn Báo Nhân Dân đã có những ngày tác nghiệp không thể quên tại các vùng chịu ảnh hưởng động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân cử các phóng viên từ trong nước đến các điểm nóng quốc tế, nhằm mang đến cho bạn đọc những sản phẩm báo chí chân thực, đặc sắc trên các nền tảng: báo in, báo điện tử, truyền hình, mạng xã hội...
Trận động đất kép 7,8 độ richter ngày 6/2, đã khiến 11 tỉnh vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển, cướp đi sinh mạng của hơn 44 nghìn người của quốc gia này. Và để lại cho những người còn sống những ám ảnh khôn nguôi...
Tính đến ngày 6/3, Trung ương Hội Chữ thập Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hơn 12 tỷ đồng và hàng hóa bao gồm áo ấm, chăn ấm, áo phông.
Thay vì tổ chức ngày kỷ niệm 8/3 như bình thường, năm nay, chị Nguyễn Ngọc Nga và một nhóm các cô dâu người Việt đã quyết định dành tất cả kinh phí để tặng lại cho những người dân mất hết nhà cửa sau thảm họa động đất đang sinh sống tạm tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Đang lái xe trên con đường dẫn vào thành phố, anh bạn dẫn đường người Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bật bản The Ballad of Ho Chi Minh bằng tiếng Pháp. Thi thoảng, tới đoạn điệp khúc, cậu lại hào hứng hát theo.
Những ngày qua, bằng tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, các sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã dấn thân tham gia hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, được cộng đồng quốc tế, Chính phủ, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao.
Theo kế hoạch, sáng 24/2, Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức Lễ tuyên dương lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ (Đợt 1) của các đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng, để gửi tới người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Được đánh giá là mũi nhọn tấn công quan trọng nhất trong chiến dịch 10 ngày đêm cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, 6 chú chó nghiệp vụ mang tên Ê Py, Javo, Pocka, Or Tơ, Vat và Tôm Pa chính là lực lượng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trên đất bạn.
Được đánh giá là mũi nhọn tấn công quan trọng nhất trong chiến dịch 10 ngày đêm cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, 6 chú chó nghiệp vụ mang tên Ê Py, Javo, Pocka, Or Tơ, Vat và Tôm Pa chính là lực lượng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trên đất bạn.
Sau hơn 10 ngày thực hiện nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn Cứu nạn, cứu hộ Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức rời Thổ Nhĩ Kỳ về nước. Đoàn đã để lại hình ảnh đẹp về một Việt Nam nhân văn, nhân ái và hết lòng vì bạn bè quốc tế.
Theo Đại sứ Đỗ Sơn Hải, thông điệp gửi đến cộng đồng quốc tế là Việt Nam không chỉ là một thành viên có trách nhiệm mà là thành viên có năng lực để thực hiện trách nhiệm đó ở mức cao nhất.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định, số hàng viện trợ là tình cảm, sự sẻ chia của nhân dân, đất nước và Bộ Quốc phòng Việt Nam trước những mất mát vô cùng to lớn của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiều 20/2, tại Hatay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã trực tiếp tới cảm ơn Lực lượng cứu hộ, cứu nạn Việt Nam và các nước đã có những nỗ lực không mệt mỏi hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn nhân sau thảm họa động đất tại nước này.
Chiều ngày 20/2, tại Hatay,Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã trực tiếp tới cảm ơn lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam và các nước vì những nỗ lực không mệt mỏi để hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn sau thảm họa động đất tại nước này.
Chiều 19/2, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Bộ Công an tổ chức Lễ đón Đội tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ Bộ Công an hoàn thành nhiệm vụ, trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tính tới chiều tối 18/2, lực lượng cứu hộ, cứu nạn quân đội Việt Nam đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ xác định được 14 vị trí có nạn nhân do trận động đất vừa qua, trong đó có 2 vị trí có dấu hiệu của sự sống.
Ngày 18/2, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng gửi thư biểu dương lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ nhân đạo khẩn cấp tại Thổ Nhĩ Kỳ do động đất gây ra.
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam kêu gọi các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm... ủng hộ, giúp nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả động đất.
Tối 17/2, thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: Trong ngày 17/2, vào lúc 8 giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chia làm 2 hướng, nhận địa điểm khảo sát tìm kiếm, cứu nạn theo sự điều phối của phía bạn.
Sáng 17/2, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci và trao Thư thăm hỏi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng như thông báo các biện pháp Việt Nam đã và đang tích cực triển khai nhằm hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất.
Đối với Đại úy Vũ Duy Hưng, cán bộ Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn Bộ Công an, lần nhận nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ là một chuyến đi khá khác biệt với những lần ra quân khác. Không như những lần thực hiện nhiệm vụ trong nước, lần này anh có đôi phần lo lắng trong những giây phút đầu tiên nhìn cảnh đổ nát, hoang tàn khủng khiếp tại nơi vừa đặt chân tới.
Tối 16/2, thông tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: Vào lúc 8 giờ 15 phút giờ địa phương (tức 12 giờ 15 phút giờ Hà Nội) ngày 16/2, Đoàn Cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp nhận sáu khu vực tìm kiếm do Ban Điều phối tình trạng khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao.
Sau 15 giờ bay, Đoàn cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam gồm 24 cán bộ, chiến sĩ hạ cánh xuống sân bay Adana, rồi lên xe ô-tô đến đường 531, Adiyaman Merkez, Adiyama, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là địa chỉ được ban tổ chức nước bạn phân công thực hiện cứu hộ, cứu nạn - 1 trong 3 vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa động đất.
Hatay là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số 10 tỉnh bị động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Công tác cứu hộ, cứu nạn tại nước này có sự tham gia của khoảng 8.300 nhân viên cứu hộ quốc tế, trong đó có Việt Nam.
100 cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội của Việt Nam đã tham gia hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất độ lớn 7,8 hôm 6/2, làm gần 30 nghìn người thiệt mạng tại nước này, tính đến cuối ngày 12/2 (giờ địa phương).