Việt Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Sáng 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản. Cùng dự có Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Ken Saito.
0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Ken Saito.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Ken Saito.

Phát biểu ý kiến tại Diễn đàn, Bộ trưởng METI Ken Saito đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản và Việt Nam ngày càng hợp tác chặt chẽ, chia sẻ chuỗi cung ứng. Trên các diễn đàn quốc tế, Nhật Bản và Việt Nam đang hợp tác, phối hợp chặt chẽ; Việt Nam thực sự là đối tác chiến lược toàn diện đáng tin cậy của Nhật Bản.

Năm nay đánh dấu 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Khái niệm 50 năm tiếp là cùng nhau sau sáng tạo, xây dựng tương lai. Nhật Bản tập trung tạo các ngành công nghiệp cho tương lai. Nhật Bản có thế mạnh về hàng không vũ trụ, công nghiệp tiên tiến… Việt Nam đang nỗ lực nhiều giải pháp để giảm phát thải carbon. Nhật Bản sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này; mong Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều công nghệ Nhật Bản. Theo ông, người đóng vai trò chính trong quá trình này chính là cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Việt Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ảnh 1

Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) Ken Saito phát biểu tại Diễn đàn.

Phát biểu ý kiến tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã tiến hành 500 hoạt động kỷ niệm ở các cấp. Đây là thời điểm đánh dấu thời kỳ quan hệ rực rỡ, mở ra tương lai cho hai nước phát triển thịnh vượng hơn.

Kết quả 50 năm qua thể hiện ở mặt kinh tế, Nhật Bản là đối tác số 1 về viện trợ ODA, thứ 2 về lao động, thứ 3 về đầu tư, thứ 4 về thương mại. Việt Nam đã có 500 nghìn người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Nhật Bản. Quan trọng nhất là niềm tin chính trị, tin cậy của hai đất nước ngày càng được nâng lên.

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam đang thực hiện 3 trụ cột phát triển đất nước, đó là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất; xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể nói Việt Nam là nơi trú ẩn an toàn trong cơn bão rủi ro của kinh tế thế giới.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đang tiếp tục tái cấu trúc nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, phù hợp xu thế thời đại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; đi theo xu hướng mới của thế giới là phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam cần Nhật Bản hỗ trợ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Nhật Bản có kinh nghiệm; giúp đỡ Việt Nam về tài chính ưu đãi, công nghệ hiện đại, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường chuyển giao công nghệ với tinh thần hữu nghị, đối tác chiến lược toàn diện; góp phần cùng Việt Nam hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương; Thủ tướng đề nghị hai nước cần tăng cường giao lưu nhân dân, văn hóa.

Việt Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) Ken Saito phát biểu tại Diễn đàn.

Thủ tướng kêu gọi: “Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục vào đầu tư và thu được kết quả ngày càng cao hơn ở Việt Nam. Đây cũng là trách nhiệm của Việt Nam. Các bạn đến chúng tôi cảm ơn, nhưng vui hơn khi các bạn thành công; thành công của các bạn cũng là thành công của Việt Nam”.

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo đã chứng kiến lễ trao hơn 30 văn kiện hợp tác của hai bên. Trong đó, có Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Thái Bình; Hợp tác nghiên cứu phát triển dự án năng lượng sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam; hợp tác hỗ trợ, cung cấp nguồn vốn tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm phát thải, đổi mới sáng tạo; hợp tác toàn diện thúc đẩy giao lưu du lịch, văn hoá, kinh tế hai chiều, triển khai từng bước từ chuyến bay charter hướng tới chuyến bay thường lệ giữa hai nước giữa Vietnam Airlines với tỉnh Kagoshima và Shimane; hợp tác nghiên cứu đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall tại các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Cần Thơ; hợp tác toàn diện trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ liên quan môitrường và công nghệ công nghiệp; hợp tác nghiên cứu phát triển dự án sản xuất sản phẩm công nghiệphỗ trợ phục vụ ngành lắp ráp ô-tô…

Trong đó số các thỏa thuận hợp tác tại Diễn đàn thì hợp tác giữa Nhật Bản với các địa phương Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhiều thỏa thuận giữa hai bên tập trung vào đầu tư phát triển các dự án lớn tại các địa phương, điển hình là Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Sun Group với Tập đoàn Taisei đầu tư vào các dự án tiềm năng tại Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa); Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Sun Group với Tập đoàn Well Consul (Nhật Bản) vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phát triển các cơ sở chăm sóc sức khỏe, y tế và phúc lợi xã hội.

Việt Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ảnh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trao thỏa thuận hợp tác đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay, đối với dự án FDI, tỉnh thu hút được 111 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,825 tỷ USD, trong đó có 6 dự án của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,652 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng vốn FDI; Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Khánh Hòa. Trong đó, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 của Tập đoàn Sumitomo, với tổng vốn đăng ký là 2,58 tỷ USD đã được khởi công xây dựng vào tháng 12/2019. Ngày 3/10/2023, Nhà máy đã hoàn thành xây dựng và lắp đặt Tổ máy 1 của Dự án, bắt đầu cung ứng điện lên lưới quốc gia với công suất 660MW, đến cuối năm nay, tổ máy tiếp theo cũng với công suất 660MW sẽ được đưa vào hoạt động. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay với đối tác Nhật Bản.

* Trước giờ Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng METI Ken Saito.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng METI ủng hộ Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; một số quỹ liên quan khoa học công nghệ tập trung cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; phát huy các cơ chế mà các bộ, ngành hai nước đã ký kết để làm tốt hơn nữa thời gian tới.

Bộ trưởng METI Ken Saito cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp; nêu rõ năm nay 2 nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; tháng 11 vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thăm chính thức Nhật Bản, cùng với Thủ tướng Nhật Bản nâng tầm quan hệ hai nước; do đó METI mong muốn thúc đẩy hợp tác công nghiệp với tinh thần hai nước cùng hợp tác sáng tạo tương lai. Đất nước Nhật Bản có một số ngành công nghiệp khá phát triển trên thế giới như năng lượng sạch, kinh tế số, bán dẫn, ô-tô thế hệ mới, y học công nghệ cao… đóng vai trò là ngành công nghệ phát triển tương lai, cho nên Nhật Bản mong Việt Nam cùng hợp tác trong các lĩnh vực này. Trong các ngành công nghiệp đó, Nhật Bản ưu tiên chú trọng ngành năng lượng; cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng, không phát thải carbon.

Nhất trí quan điểm của Bộ trưởng METI, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hai nước cần kế thừa và phát huy truyền thống hợp tác 50 năm qua, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong 50 năm tới, nhất là hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng xanh, thực hiện cơ chế JETP…