Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có tờ trình gửi Cục Đường bộ Việt Nam về phê duyệt phương án tổ chức giao thông giai đoạn khai thác tạm hai đoạn tuyến thuộc đường cao tốc Bến Lức-Long Thành trong tháng 11/ 2024.
Chiều 9/10, Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (VEC) đã có báo cáo về kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc trong 9 tháng đầu năm 2024.
Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam-VEC (6/10/2004-6/10/2024), ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, VEC đã và đang khẳng định mô hình, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác vận hành đường bộ cao tốc.
Sau khi Báo Nhân Dân và nhiều cơ quan báo chí, truyền thông có bài phản ánh tình trạng hư hỏng cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi gây nguy hiểm cho phương tiện, đơn vị quản lý vận hành đã có văn bản tiếp thu và hứa sẽ hoàn thành việc khắc phục trước ngày 30/9. Đến thời điểm này, chủ đầu tư công trình mới hoàn thành việc sửa chữa các vị trí hằn lún và đang tiếp tục rà soát, khắc phục ngay khi phát hiện trước mùa mưa bão ở khu vực miền trung.
Tiếp thu phản ánh về tình trạng hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đơn vị đang khẩn trương tiến hành khắc phục các sự cố liên quan ngay trong tháng 9/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai-Bà Rịa-Vũng Tàu được ví như tam giác, tạo thế chân kiềng và là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội cho vùng Đông Nam Bộ thông qua các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tận dụng lợi thế cùng với nguồn lực vốn có, 3 địa phương đang nỗ lực thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù từ Trung ương, góp phần đưa kinh tế toàn vùng tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.
Nút giao Trì Bình, thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, là đầu mối giao thông quan trọng kết nối với Khu kinh tế Dung Quất và cảng Dung Quất. Tuy nhiên, dù dự án cao tốc đã đưa vào vận hành được sáu năm, nhưng nút giao này vẫn còn thi công dang dở, gây bức xúc cho người dân.
Nhằm bảo đảm an toàn khai thác tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình trong thời gian thi công giai đoạn 2 Dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp (thành phố Phủ Lý), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ điều chỉnh phương án tổ chức giao thông tạm thời trên tuyến đoạn từ Km225+900 đến Km227+500.
Thống kê của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, trên 200 nghìn phương tiện hết tiền trong tài khoản thu phí ETC vẫn lưu thông trên các tuyến cao tốc của VEC. Đây cũng là nguyên nhân khiến giao thông ùn ứ trên các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý.
Sau gần bốn năm tạm ngừng thi công do gặp vướng mắc, Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành đã được Chính phủ tháo gỡ cơ bản khó khăn, giúp chủ đầu tư cùng các nhà thầu tăng tốc trở lại từ tháng 8/2023 đến nay, đặt mục tiêu hoàn thành nhiều hạng mục vào cuối năm nay, phấn đấu thông xe tuyến đường vào tháng 9/2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo số liệu từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trong năm 2023, các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý đã phục vụ an toàn 59,7 triệu lượt phương tiện, tăng 12% so với năm 2022.
Ngày 17/6/2010 Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1666/QĐ-BGTVT chuyển Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thành Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - Công ty mẹ - nhằm nâng cao vị thế, năng lực cũng như trách nhiệm của VEC, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho VEC mở rộng hợp tác và thu hút vốn đầu tư cho các dự án đường bộ cao tốc.
Sau 7 năm ưu đãi, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đầu tư đường cao tốc Việt Nam sẽ dừng chính sách giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với nhóm phương tiện loại 4, loại 5 trên hai tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.
Ngày 28/6, Bộ Giao thông vận tải đã họp kiểm điểm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công sáu tháng đầu năm của ngành. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các ban quản lý dự án có dự án chậm triển khai và nhà thầu chậm trễ trong khâu thi công sẽ không được giao dự án mới cho đến khi nào khắc phục xong.
Ngày 7/1, thông tin về tình hình, vận hành, khai thác bốn tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, Nội Bài-Lào Cai, Đà Nẵng-Quảng Ngãi và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, năm 2022, tổng lưu lượng xe trên 4 tuyến cao tốc đạt hơn 53,3 triệu lượt, tăng 41,3% so năm 2021.
Từ ngày 6/8, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) điều chỉnh lại quy định, không kiểm soát số dư tài khoản thu phí không dừng (ETC) của khách hàng tại đầu vào của 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý (gồm Nội Bài-Lào Cai, Cầu Giẽ-Ninh Bình, Đà Nẵng-Quảng Ngãi và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây).
Từ ngày 1/8, các tuyến cao tốc trên cả nước đều triển khai thu phí tự động không dừng. Dưới đây là các mức tiền tối thiểu mà chủ phương tiện/người tham gia giao thông phải nạp vào tài khoản thu phí khi đi vào các tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý.
Ngày 26/7, chủ đầu tư Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và nhà thầu Công ty cổ phần Tasco đưa vào vận hành hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC) trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây (HLD), tuyến cao tốc trọng điểm phía nam, huyết mạch kết nối giao thông, kinh tế giữa TP Hồ Chí Minh với các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Chiều 22/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Công ty cổ phần Tasco đã chính thức khai trương dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, vượt tiến độ so mốc cam kết với Chính phủ.
Liên quan vấn đề tiến độ các dự án đường cao tốc chỉ thu phí tự động không dừng (ETC) từ ngày 1/8 tới, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Văn Nhi khẳng định, tiến độ lắp đặt vận hành hệ thống sẽ bảo đảm theo đúng kế hoạch, từ 0 giờ ngày 1/8, các tuyến cao tốc của VEC sẽ tiến hành chỉ thu phí ETC.
Kể từ 0 giờ ngày 1/7/2022, các trạm thu phí trên các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, khai thác sẽ không phát hành hóa đơn tự in (hoặc hóa đơn in sẵn) cho khách hàng khi thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc.
Ngày 21/6, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, nhà thầu Tasco bắt đầu triển khai thi công, lắp đặt hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC) tại các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác, phấn đấu đến ngày 31/7 tới sẽ hoàn thành lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống.
Mức phí dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai khi tổ chức khai thác nút giao Phố Lu kết nối tỉnh lộ 152 với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai dự kiến được áp dụng từ 6 giờ ngày 30/4.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), ngày 1/4, cho biết, Tổng công ty đang triển khai thi công công trình sửa chữa hư hỏng, hằn lún, rạn nứt mặt đường đoạn Km150+000-Km173+404 trên tuyến cao tốc Hà Nội-Lào Cai, hiện đã hoàn thành sửa chữa 9.641m2/33.681m2 mặt đường.
Bắt đầu từ 18 giờ ngày 1/10, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục tổ chức thu phí tại trạm Long Phước trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (HLD) sau khi TP Hồ Chí Minh điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tổ chức thu phí trở lại tại Trạm Km6 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ 6 giờ ngày 6/9, sau 45 ngày tạm dừng thu phí để hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 30-3, tại Trụ sở Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng sáp nhập Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) vào Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trước sự chứng kiến của lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
Sau khi nhận được phản ánh hộ lan tôn sóng trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị tháo dỡ trái phép để kinh doanh quán cơm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, chiều 10-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã thành lập đoàn trực tiếp kiểm tra, xử lý. Tổng cục trưởng ĐBVN Nguyễn Văn Huyện khẳng định, đây là hành vi phá hoại tài sản quốc gia, sẽ xử lý nghiêm vi phạm, có thể xem xét khởi tố hình sự…