Các “đại biểu Quốc hội nhí” cũng phản ánh mong muốn, nguyện vọng của các cử tri trẻ em trên cả nước, tiến hành tranh luận làm rõ các vấn đề xoay quanh hai chủ đề của phiên họp gồm “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” và “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em”.
Năm nay, phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về hai chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường, tạo môi trường an toàn cho trẻ em” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường”. Đây đều là những đề tài “nóng” trong xã hội ở thời điểm hiện tại, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, học tập, tâm tư, tình cảm trong thiếu nhi.
Từ thành công của phiên họp lần thứ nhất, thời gian qua, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tiếp tục phối hợp Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội triển khai phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ hai với nhiều điểm mới. Đáng chú ý, công tác tuyển chọn đại biểu được tiến hành bài bản, chặt chẽ với quy mô từ cấp cơ sở tới Trung ương.
Hội đồng Đội Trung ương cho biết, trong số 358 hồ sơ giới thiệu từ Hội đồng Đội cấp cơ sở và 104 hồ sơ tự ứng cử của thiếu nhi, Ban tổ chức đã chọn ra 297 thiếu nhi tiêu biểu cùng 10 gương mặt đại biểu xuất sắc trên các lĩnh vực tham gia phiên họp lần thứ hai. Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương và các địa phương đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn cho các đại biểu.
Năm nay, phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về hai chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường, tạo môi trường an toàn cho trẻ em” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường”. Đây đều là những đề tài “nóng” trong xã hội ở thời điểm hiện tại, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, học tập, tâm tư, tình cảm trong thiếu nhi.
Học sinh Hải Dương tại Ngày hội "Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm" năm 2024. (Ảnh THÀNH TUẤN) |
Đối với các đại biểu nói chung, đại biểu học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nói riêng, phiên họp là hoạt động giáo dục trải nghiệm đặc biệt, cơ hội bồi đắp kiến thức cần thiết về hoạt động chính trị lớn của đất nước để định hướng phát triển nghề nghiệp, dần tự định hướng bản thân sau này.
Cũng như ở lần tổ chức đầu tiên, phiên họp năm nay sẽ khép lại với việc thông qua Nghị quyết, báo cáo kiến nghị của các đại biểu về thực trạng, giải pháp về hai chủ đề đã nêu.
Các ý kiến thảo luận của đại biểu “Quốc hội trẻ em”, đặc biệt là Nghị quyết của phiên họp giả định sẽ là cơ sở để Quốc hội, Chính phủ và các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tiếp thu, có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình ban hành các chính sách, pháp luật về những vấn đề liên quan tới trẻ em.