Sau chín vòng thi kịch tính, ba đội đến từ Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Trường đại học Y Hà Nội; Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi Sinh viên thế hệ mới 2024. Kết quả chung cuộc, Trường đại học Ngoại ngữ đạt ngôi quán quân với dự án SignbySign và nhận giải thưởng cao nhất.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng phòng Tâm thần Nhi và Thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, mỗi ngày, có đến 50% số bệnh nhi đến khám sức khoẻ tâm thần của chính bác sĩ Thiện được chẩn đoán mắc các vấn đề cảm xúc, trong đó có các rối loạn lo âu.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ việc bạo lực của trẻ vị thành niên gây lo ngại trong xã hội. Dù bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ, nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thất về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
Nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, những năm qua, công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học được chú trọng, đẩy mạnh. Các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý được tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng cơ sở giáo dục.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam, đối với công tác tư vấn tâm lý học đường, giáo viên chủ nhiệm hiện có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa các vấn đề tâm lý của học sinh cũng như phát hiện và hỗ trợ học sinh có khó khăn tâm lý.
Tại Bệnh viện Hùng Vương (Quận 5), có một căn phòng mang tên Bồ Công Anh, là mô hình đầu tiên được thí điểm theo Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày 7/12/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố hướng đến một thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ, trẻ em.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 700 trường phổ thông thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường với hơn 10.000 giáo viên, nhân viên được phân công hỗ trợ học sinh. Không thụ động ngồi đợi học trò "gõ cửa", nhiều trường đã tổ chức hàng loạt hoạt động thú vị để thu hút sự quan tâm của các em đối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Thời gian qua, không ít học sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, như: bị bạo lực, xâm hại, bắt nạt, thiếu kỹ năng sống… cho nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập và cuộc sống. Vì vậy, các địa phương, cơ sở giáo dục cần tăng cường hoạt động công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học cho học sinh.
Liên tiếp xảy ra các vụ việc đau lòng liên quan học đường như: Bạo lực, trầm cảm... thời gian qua, để lại hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương cả về thể chất và tinh thần của các em học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do công tác tư vấn tâm lý học đường hiện chưa được quan tâm, thực hiện sát sao, hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV về việc tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.
Ngày 5/9, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chính thức ra mắt chương trình phi lợi nhuận “Vaccine tinh thần” - Chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh.