Đức, Áo, Cộng hòa Séc, Hungary và Hà Lan không ủng hộ đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel sau khi nhận định quốc gia này đã có những vi phạm luật pháp quốc tế tại Dải Gaza.
EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu họ có ủng hộ hành động quân sự bởi một lực lượng của khu vực nhằm khôi phục lại chính phủ bị lật đổ tại Niger hay không.
Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này sẽ cấm xuất khẩu hàng hóa cho 80 thực thể của Nga, bao gồm một số công ty liên quan đến quân sự và công nghệ.
Các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp ở Brussels ngày 28/3 đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới của EU, giúp các chính phủ tạm thời ngăn các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga và Belarus đấu thầu trước năng lực cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu lục này.
Ngày 27/2, Điện Kremlin đã chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) sau khi Brussels thông qua gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga do liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20/2 xác nhận, nước này đã phóng thử tên lửa từ hệ thống phóng tên lửa đa năng, nhằm vào các mục tiêu cách đó lần lượt 395km và 337km.
Bộ trưởng Phát triển kỹ thuật số, Viễn thông và Truyền thông đại chúng Nga cho biết, theo ước tính của bộ này, thiệt hại của các công ty công nghệ thông tin quốc tế lên tới 10,2 tỷ USD sau khi rút khỏi thị trường Nga.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak mới đây nhận định, thế giới đang có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong 5-10 năm tới do các công ty dầu mỏ và khí đốt phương Tây ít đầu tư trong lĩnh vực này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nêu rõ, với gói trừng phạt mới, các công dân EU đã phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng và lạm phát leo thang.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bao gồm lệnh đóng băng tài sản của Jimmy Cherizier, bí danh “Barbacoa”, một trong những thủ lĩnh có ảnh hưởng nhất của các nhóm vũ trang ở Haiti.
Các biện pháp trừng phạt của EU sẽ gồm cấm nhập khẩu sản phẩm thép, gỗ, giấy và các hàng hóa khác từ Nga, cũng như cấm cung cấp một loạt dịch vụ như công nghệ thông tin, kỹ thuật cho các công ty Nga.
Báo Politico (Mỹ) ngày 4/10 cho biết, đại diện thường trực của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt thứ tám chống lại Nga, bao gồm việc áp trần giá dầu mỏ của Nga. Văn kiện cuối cùng của gói trừng phạt mới sẽ được thông qua trong ngày 5/10.
Ngày 28/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh EU đang xem xét đưa ra gói trừng phạt mới đối với Moskva, sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh động viên thêm một phần quân đội vào tuần trước.
Ngày 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho rằng, các biện pháp trừng phạt Nga đang gây thiệt hại cho chính châu Âu và là "thất bại hoàn toàn", đồng thời nhấn mạnh Hungary không chấp nhận bất kỳ biện pháp trừng phạt nào gây nguy hiểm cho nguồn cung năng lượng của mình.
Người Nga xin thị thực vào khu vực tự do đi lại Schengen (gồm 22 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Na Uy, Iceland, Thụy Điển và Liechtenstein) giờ đây sẽ phải trả một khoản phí là 85 euro, thay vì 35 euro như trước.
Ngày 30/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã gia hạn lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản áp dụng đối với các cá nhân và thực thể cản trở việc thực hiện Hiệp định Hòa bình và hòa giải ở Mali, cho đến ngày 31/8/2023.
Các biện pháp miễn trừ áp dụng lệnh cấm đi lại của Liên hợp quốc với 13 nhân vật cấp cao của Taliban hết hiệu lực trong đêm 19/8, trong khi các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang tìm cách gia hạn biện pháp này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 15/8 cho biết, Mỹ không có kế hoạch nới lỏng việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Iran, trong đó có các biện pháp nhằm vào Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Washington khẳng định, nếu muốn các lệnh trừng phạt IRGC được dỡ bỏ, Tehran cần thay đổi hành động.
Ngày 15/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhận định có cơ hội để khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc thế giới, nếu "lằn ranh đỏ" của Tehran được tôn trọng.
Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kover chỉ trích các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga là "sai lầm mang tính cốt lõi," dự đoán hậu quả sẽ là thảm họa kinh tế cho toàn châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cấm các nhà đầu tư từ những “quốc gia không thân thiện” bán cổ phần trong một số doanh nghiệp chiến lược và ngân hàng cho đến cuối năm nay. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một loạt lệnh trừng phạt tăng cường nhằm vào Nga, theo đó “cuộc chiến trừng phạt” giữa hai bên không ngừng leo thang.
Quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nga lưu ý, kỷ nguyên 30 năm hợp tác với phương Tây, mặc dù về tổng thể là hiệu quả, song không phải hoàn toàn lý tưởng, đã kết thúc một cách không thể đảo ngược.
Ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) cần vạch ra 1 chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga không phát huy tác dụng.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder khẳng định, ông sẽ vẫn giữ liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cho rằng chỉ có đối thoại mới giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ngày 26/6, các quan chức Thổ Nhĩ đã chia sẻ về nguyên nhân Ankara không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, đồng thời xác nhận Ankara đang nỗ lực gỡ bỏ các trở ngại trước thềm những cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường thế giới trước khi sự việc trở nên “quá muộn”.
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 9/6 đã ký sắc lệnh kích hoạt quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia nước này về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 2/6 thông báo Washington đã áp đặt vòng trừng phạt mới liên quan đến Moskva nhằm vào 17 cá nhân, trong đó có ông Sergei Roldugin - một người bạn thân của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên, do Bình Nhưỡng liên tiếp thử tên lửa đạn đạo thời gian gần đây. Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên nhận được sự ủng hộ của 13 ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.