Sự phối hợp giữa các cơ quan để tránh chồng chéo trong xây dựng kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước với các kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các địa phương vẫn là một trong những nội dung còn vướng mắc giữa các bên.
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 30.539,6 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 96.183,8 tỷ đồng, đồng thời chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.
Phong trào thi đua của Khối thi đua các bộ, ngành Nội chính Trung ương đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị nói riêng và nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của cả nước năm 2023 nói chung.
Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn, theo kế hoạch kiểm toán năm 2023, tính đến ngày 30/9, Kiểm toán nhà nước đã phát hành 84 báo cáo kiểm toán với tổng số kiến nghị 14.094 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 1.015,6 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 2.864,8 tỷ đồng.
Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 được trình lên Quốc hội phê chuẩn, với tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) là 2.387.906 tỷ đồng, tổng chi cân đối NSNN 2.484.439 tỷ đồng và bội chi NSNN 214.053 tỷ đồng.
Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi; đưa, nhận, môi giới hối lộ, nhận tiền hỗ trợ dưới mọi hình thức; cố tình bỏ sót thông tin hoặc không báo cáo đầy đủ kết quả kiểm toán; nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với đơn vị được kiểm toán,… là yêu cầu đặt ra nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ của Kiểm toán nhà nước.
Theo chương trình Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ cùng 4 Bộ trưởng, trưởng ngành tham gia trả lời chất vấn 4 nhóm vấn đề nóng tại Kỳ họp lần này. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 5/11 tới và được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Chiều 21/10, với 459/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,17% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Ngô Văn Tuấn, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 22/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ tám khóa 16, (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026. Tới dự có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Lần đầu tiên, Phân hội Kiểm toán viên Nhà nước Việt Nam được thành lập với mục đích tập hợp công chức để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, góp phần xây dựng ngành ngày càng phát triển và minh bạch.
Sáng 21/7, với đa số đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Sáng 21/7, Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội chính thức thông qua các Nghị quyết bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội.
Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội khóa XIV chính thức miễn nhiệm các chức vụ: Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội; miễn nhiệm một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội.
“Trong nhiệm kỳ 2016-2021, ngành kiểm toán đã xử lý tài chính được 353 nghìn tỷ, gấp 3,5 lần so với nhiệm kỳ trước”, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết.