Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tòa án nhân dân

Gần 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Nghi thức khởi công công trình trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Khởi công xây dựng trụ sở mới của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang

Công trình trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu nơi làm việc và công tác giải quyết các loại án. Đây còn là phương án kiến trúc mẫu chung để áp dụng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các đơn vị chưa xây dựng.
Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm, làm việc tại Tòa án nhân dân Tối cao.

Nâng cao chất lượng xét xử, tuyệt đối không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm

Phát biểu chỉ đạo sáng nay (14/6) khi đến thăm, làm việc tại Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo tòa án nhân dân các cấp tập trung xây dựng nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp, pháp quyền, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Roi vọt, trại giam không phải là biện pháp tối ưu với trẻ chưa thành niên phạm tội

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tinh thần của dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là hạn chế tối đa để trẻ chưa thành niên không phải vào trại giam, bởi “roi vọt, trại giam sẽ làm cho các cháu trở nên chai sạn đối với hình phạt”.
Quang cảnh hội nghị tại thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: congly.vn)

Ngành Tòa án cần không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, bảo đảm thấu tình, đạt lý, nhân văn, thuyết phục

Chiều 24/12, trong Hội nghị trực tuyến và trực tiếp triển khai công tác Tòa án năm 2024 do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Uy tín của Tòa án là uy tín của Đảng, Nhà nước và chế độ, là niềm tin của người dân đối công lý, công bằng xã hội. Mỗi bản án được tuyên phải thực sự làm cho mọi người "tâm phục, khẩu phục", khuất phục được tội phạm, thuyết phục được các bên, xã hội đồng tình; có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương.
Quang cảnh hội thảo.

Bảo đảm an toàn giao thông gắn với hoạt động của hệ thống tòa án

Thông qua hoạt động xét xử của hệ thống tòa án, các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến với người dân cụ thể, dễ hiểu; qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân, tạo sự chuyển biến cơ bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số để nâng cao chất lượng xét xử của tòa án

Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là đưa vào phần mềm trợ lý ảo đã giúp nâng cao chất lượng xét xử của tòa án. Đây cũng là một trong những điểm sáng trong chuyển đổi số được ghi nhận trong ngành tòa án.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo trước Quốc hội sáng 6/11. (Ảnh: DUY LINH)

9 tháng năm 2023, tuyên thu hồi hơn 1.200 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, 9 tháng đầu năm 2023, các tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 147 vụ với 490 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản hơn 1.200 tỷ đồng; có 109 vụ với 396 bị cáo đã khắc phục hậu quả nộp lại tài sản đã chiếm đoạt hơn 408 tỷ đồng.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Không quy định Tòa án có quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa

Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng bỏ quy định Tòa án có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa. Nếu tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Đội ngũ kỹ sư tham khảo và thử nghiệm các mô hình ngôn ngữ lớn.

Viettel thử nghiệm thành công trợ lý ảo cho hệ thống tòa án

Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã thử nghiệm thành công trợ lý ảo pháp luật phục vụ hệ thống tòa án. Đây là trợ lý ảo duy nhất tại Việt Nam hiện nay sở hữu hệ thống tri thức pháp luật lớn và đáng tin cậy. Ứng dụng công nghệ này giúp giảm 30% khối lượng công việc so với thao tác truyền thống, tối ưu thời gian vận hành của toàn bộ hệ thống tòa án.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc

Tòa án hai cấp thành phố Cần Thơ tập trung nâng cao chất lượng xét xử

Chiều 6/8, tại thành phố Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Cần Thơ (cấp thành phố và cấp quận, huyện) về công tác năm 2023.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng đồng chí Nguyễn Hồng Nam. (Ảnh: Hồng Quân)

Người thẩm phán phải là tấm gương về đức tính thanh liêm, cương trực và nhân hậu

Chiều 14/7, tại Phủ Chủ tịch, trong lễ trao Quyết định bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với đồng chí Nguyễn Hồng Nam, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, mỗi Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần nhận thức sâu sắc về vai trò, vị thế của Tòa án nhân dân nói chung, trách nhiệm của người thẩm phán nói riêng; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xét xử; giữ gìn, bảo vệ pháp luật, hết mực công tâm, khách quan, không vì lợi ích riêng.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Nhân đạo, thận trọng, chặt chẽ trong giải quyết hồ sơ án tử hình

Sáng 5/7, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi làm việc với các cơ quan chức năng để đánh giá tình hình công tác giải quyết hồ sơ án tử hình và thi hành án tử hình trong thời gian qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, công tác giải quyết hồ sơ án tử hình và thi hành án tử hình là vấn đề rất hệ trọng liên quan sinh mạng con người, cần được xem xét, giải quyết và tổ chức thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, nhân văn, nhân đạo, thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền của người bị kết án tử hình theo đúng quy định.
Bà Ðặng Thị Vân bên ngôi nhà gần 20 năm kêu oan.

Nhiều vi phạm tố tụng trong xét xử án cần được làm rõ

Một bản án đã tuyên gần 20 năm, nhưng chưa thể thi hành án do có nhiều tình tiết thiếu thuyết phục. Cho dù người phải thi hành án đã nhiều năm khiếu nại, đề nghị tái thẩm; cũng đã có rất nhiều ý kiến trái chiều của những cán bộ, đại diện tổ chức liên quan, nhưng đều không đi đến kết luận cuối cùng...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Xử lý nghiêm minh mọi tội phạm, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần chú trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố; tăng cường vai trò, trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, thực hiện đúng nguyên tắc tố tụng theo quy định.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình (trái) tặng quà lưu niệm cho ông Christian Coquoz, Chánh án Tòa án bang Geneva. (Ảnh: TTXVN)

Chia sẻ kinh nghiệm về tư pháp giữa Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong khuôn khổ chuyến công tác từ ngày 26/4 đến 1/5 tại Thụy Sĩ, Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Việt Nam do đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn, có cuộc làm việc với Chánh án Tòa án Tối cao Liên bang (LB) Thụy Sĩ, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Chánh án Tòa án bang Geneva, Chánh án Tòa án bang Vaud và nguyên Thẩm phán hình sự Tòa án Tối cao LB Thụy Sĩ.
Một góc thành phố Hà Nội. Ảnh | ĐỨC ANH

Thẩm định dự thảo luật đất đai sửa đổi

Sau khi lấy ý kiến nhân dân, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét và nếu đủ điều kiện thì sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Công đoạn thẩm định của Quốc hội là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng, cũng như tính khả thi của Luật Đất đai (sửa đổi).