Ngày 26/3, tại Sơn La, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực III (được sắp xếp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 4 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình).
Ngày 25/3, tại Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 gồm các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước quán triệt và chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tín dụng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi; đồng thời, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất hợp lý.
Từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 16%, các sản phẩm, dịch vụ liên quan lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các dự án xanh, năng lượng tái tạo hay công nghệ sạch,… được dự báo nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng thương mại “tung” ra cho vay ngay từ các tháng đầu năm.
Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ đến sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản… có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch, thể hiện sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước mà các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.
Thời gian qua, ngành ngân hàng tiên phong đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Các tổ chức tín dụng đã tăng cường quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 22,33% trên tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 15,62% so cuối năm 2023.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên, đến 30/9, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt hơn 110 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13% so với 31/12/2023. Trong đó, cho vay ngắn hạn hơn 81 nghìn đồng, cho vay trung, dài hạn hơn 29 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước vừa lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 25/9/2024 về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Theo báo cáo nhanh của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, 100% chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đều bị ảnh hưởng của bão. Các ngân hàng cũng đã chủ động rà soát và tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Ngày 23/8, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp Tổng cục Thi hành án dân sự – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế chính sách thi hành án dân sự và giải quyết những tình huống vướng mắc thực tiễn trong công tác thi hành án tín dụng ngân hàng”.
Mặc dù tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận các ngân hàng có nhiều tín hiệu khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2024, nhưng áp lực nợ xấu đang tiếp tục gia tăng làm tăng nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng.
Tính đến tháng 5/2024, cả nước có 12.758 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 6.957 chủ thể OCOP. Tại nhiều địa phương, Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật và giá trị văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự bảo đảm tính bền vững.
Theo kết quả điều tra “Xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý III/2024” vừa được Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) công bố, nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động, tuy nhiên, tính chung cả năm 2024 vẫn dự kiến giảm nhẹ lãi suất huy động so với cuối năm ngoái, trong khi dự kiến giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống, không những tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn phải đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh, đồng hành cùng quá trình cam kết tiến đến Net zero vào năm 2050.
Sáng 19/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024. Hội nghị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đồng chủ trì.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1%-2%/năm lãi suất cho vay.
Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) vừa công bố Kết quả Điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý II/2024. Theo đó, dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp và tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 13,6% trong năm 2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 538/QĐ-NHNN phê duyệt nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng gửi đường dẫn (link) của Chuyên mục công bố các loại lãi suất về Ngân hàng Nhà nước trước ngày 1/4/2024.
Ngày 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 18/CĐ-TTg về tăng trưởng tín dụng năm 2024 nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được giao theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc xử lý chỉ đạo của Thủ tướng theo thẩm quyền.
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Nhấn mạnh hệ lụy của việc các ngân hàng liên doanh, liên kết bán bảo hiểm thời gian qua đã rất rõ ràng, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) ủng hộ quan điểm là không cho phép các ngân hàng liên doanh, liên kết bán bảo hiểm…