Ngày 19/3, Bộ trưởng Giáo dục Nga Sergei Kravtsov đã công bố thành lập Hiệp hội Hỗ trợ tiếng Nga Á-Âu, nhằm mục đích tạo nền tảng thúc đẩy ngôn ngữ, thực hiện các chương trình giáo dục và nghiên cứu văn hóa Nga tại các quốc gia Á-Âu.
Ngày 13/1, trong không khí sôi động và hào hứng, các em học sinh chuyên Nga Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham dự Giờ học mở tiếng Nga với chủ đề “Năm mới cũ của Nga”. Đây là dịp để các em học sinh vừa trau dồi kiến thức ngoại ngữ, vừa được tìm hiểu về văn hóa, truyền thống của đất nước Nga.
Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Nga trong việc tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc (tiếng Nga là một trong 6 ngôn ngữ được sử dụng tại Liên hợp quốc) và Nga là một trong những cường quốc khoa học-kỹ thuật hàng đầu thế giới, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) những năm gần đây đẩy mạnh việc giảng dạy tiếng Nga cho sinh viên, góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Liên bang Nga.
Hội thảo khoa học quốc tế là diễn đàn khoa học ý nghĩa, nhằm tăng cường trao đổi học thuật giữa các nhà nghiên cứu tiếng Nga trong và ngoài nước, đặt nền móng cho việc hình thành nhóm nghiên cứu đa quốc gia với các dự án quốc tế; kết nối các cơ sở giáo dục, hợp tác xây dựng chương trình đào tạo liên thông các bậc học; góp phần phát triển quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Sáu thí sinh chiến thắng Cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế lần thứ II dành cho học sinh, sinh viên, học viên Việt Nam năm 2024 (ba thí sinh đến từ các Trường THPT chuyên và ba thí sinh đến từ các trường đại học) sẽ nhận học bổng tham gia “Khóa thực tập ngôn ngữ mùa hè” tại Viện tiếng Nga Quốc gia mang tên A.X. Pushkin (Moskva, Liên bang Nga).
Sáng 30/9, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa” với nhiều hoạt động liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ Nga.
Các em học sinh trung học phổ thông Việt Nam không chỉ tham gia các giờ học thực tế tại môi trường giáo dục ở Nga, mà còn được khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Nga, đặc biệt được làm quen với các trường đại học hàng đầu “Xứ sở Bạch Dương” để định hướng việc chọn trường, chuyên ngành sau khi kết thúc phổ thông.
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Tuần Việt Nam tại Saint Petersburg, Đại học Sư phạm quốc gia Herzen tại Saint Petersburg của Nga tổ chức lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Sư phạm quốc gia Herzen với Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga-Việt “Truyền thống và Hữu nghị”. Sự kiện này mở ra những cơ hội hợp tác giữa hai bên thời gian tới trong lĩnh vực giáo dục, giao lưu nhân dân.
Lần đầu tôi được gặp nhà văn Phan Hồng Giang là ở thủ đô Moskva quãng năm 1985, khi ông mới ngoài 40 tuổi. Ông đeo kính, đội mũ nồi, vóc người cao lớn, hơi đậm, mặc chiếc áo khoác rộng và luôn cho tay vào túi áo. Từ ông toát ra dáng vẻ của một nhà khoa học: giản dị, điềm đạm, đôi khi lơ đãng, ít nói, nhưng khi nói ra điều gì thì thường thâm thúy, uyên bác.
Chiều 28/7, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko tới thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân.
Ngày 23/10, Viện Đông phương học cổ điển và Văn minh cổ đại thuộc Đại học nghiên cứu quốc gia “Trường Kinh tế cao cấp” (LB Nga) tổ chức trực tuyến buổi giới thiệu bản dịch tiếng Nga vở kịch nói “Chén thuốc độc” của nhà viết kịch Vũ Đình Long, do dịch giả Igor Britov chuyển ngữ.