Do ảnh hưởng của bão số 3 và các nhà máy thủy điện xả lũ, mực nước các sông, suối trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có thông báo cấm các phương tiện thuỷ nội địa hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến, hồ Suối Hai từ 8 giờ ngày 11/9.
Theo phản ánh của người dân, từ năm 2019 đến nay, thủy điện vẫn chưa thực hiện xong bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, chưa triển khai thi công hạ tầng tại điểm tái định cư và khắc phục những bất cập…
Một tàu cuốc trôi tự do từ phía thượng nguồn sông Chảy, xuống đến đoạn giáp ranh giữa xã Tân Lĩnh và xã Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã mắc vào cầu Tô Mậu (cũ) đang trong quá trình tháo dỡ.
Để chủ động các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra do tác động từ việc xả nước hồ thủy điện Tuyên Quang, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ các địa phương ven sông Lô như huyện Đoan Hùng, Phù Ninh và thành phố Việt Trì theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ và các thông tin xả lũ hồ chứa.
Trong những tháng mùa khô, một số khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thường thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước trữ từ các hồ thủy điện, cung ứng cho các hồ thủy lợi đủ để điều tiết phục vụ sản xuất và ổn định sinh hoạt cho người dân.
Mấy ngày qua, do mưa lớn ở thượng nguồn, mực nước trên sông Chảy và lưu vực sông Chảy ở Lào Cai lên rất nhanh, khiến 7 nhà máy thủy điện phải xả lũ khẩn cấp để bảo đảm an toàn hồ chứa.
Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ, phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt; tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, cộng đồng dân cư; phối hợp với các đơn vị chủ rừng được hưởng lợi từ tiền dịch vụ môi trường rừng thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng…nên đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Gần 70% tổng thu ngân sách hai năm 2022, 2023 (khoảng 1.600 tỷ đồng mỗi năm); hơn 500 tỷ đồng thu từ dịch vụ môi trường rừng mỗi năm; hàng nghìn lao động là người địa phương có việc làm, thu nhập ổn định… là những con số mà các dự án thủy điện đang đóng góp cho Lai Châu.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ thủy điện Tuyên Quang sẽ xả nước phục vụ sản xuất vụ Xuân 2024. Theo đó, thực hiện xả 2 đợt tổng cộng 12 ngày. Đợt 1, bắt đầu từ 0 giờ ngày 23 đến hết ngày 30/1; đợt 2, bắt đầu từ 0 giờ ngày 18 đến hết ngày 21/2.
Ngày 31/12, tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Lam Sơn tổ chức khánh thành nhà máy thủy điện Sông Lô 7, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng.
Ngày 11/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đã phát đi công văn yêu cầu chủ đầu tư các hồ thủy điện: Đak Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 vận hành hạ dần mực nước ở các hồ chứa thủy điện để đón lũ.
Sáng 11/10, thông tin từ Sở Công thương tỉnh Gia Lai và Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông, Công ty Cổ phần thủy điện Khải Hoàng (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có báo cáo sự cố vỡ đập tràn xảy ra tại dự án nhà máy thủy điện Ia Glae 2, nằm trên địa bàn huyện Chư Prông. Bước đầu xác định, công trình thủy điện Ia Glae 2 bị vỡ đập khoảng 10m.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, ngày 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định về Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.
Ngày 28/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ra Công điện khẩn, yêu cầu các địa phương, sở, ngành chức năng tập trung cao nhất lực lượng và phương tiện để phòng chống, ứng phó với mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao dẫn đến sạt lở, ngập úng gây thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng, tài sản và sản xuất ở địa phương.
Chuẩn bị các phương án phòng, chống mưa bão, chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Thủy điện Đakđrinh tổ chức thực hành xả lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc. Đồng thời, triển khai các phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Đakđrinh, thủy điện lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi.
Có lợi thế, tiềm năng phát triển nhiều loại hình năng lượng, như thủy điện, điện gió, điện sinh khối, điện rác…, song việc đầu tư, thực hiện các dự án này tại Điện Biên hiện gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, nguồn thu từ các dự án phát triển năng lượng của tỉnh còn thấp, chưa khẳng định được vai trò của ngành công nghiệp năng lượng trong cơ cấu kinh tế địa phương.
Quảng Nam là một trong những tỉnh ở khu vực miền trung có nhiều công trình thủy điện; thời gian qua, hàng chục nghìn hộ dân phải di dời nhà ở, nhường đất để xây dựng thủy điện. Do vậy, địa phương đã có nhiều giải pháp, chương trình sinh kế nhằm giúp người dân lưu vực các hồ thủy điện có việc làm, tăng thu nhập và sớm ổn định cuộc sống.
Trước nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà tăng cao trong lĩnh vực sản xuất FDI tại Việt Nam, dẫn đầu là lĩnh vực điện tử/bán dẫn và dệt may, Việt Nam được xem là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển năng lượng mặt trời phân tán.
Tiếp tục thông tin về vụ việc Chủ đầu tư dự án Thủy điện Sông Liên 1 cùng nhà thầu thi công đã đổ hàng chục nghìn khối đất đá chặn dòng chảy sông Liên trong quá trình thi công thủy điện. Ủy ban nhân dân huyện Ba Tơ đã có quyết định xử phạt Công ty TNHH Thủy điện Sông Liên 90 triệu đồng.
Nắng nóng kéo dài cộng với tình trạng cắt điện luân phiên tại các địa phương trên cả nước khiến người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề thiếu điện không phải mới, muốn khắc phục cần phải có giải pháp đồng bộ.
Theo Trung tâm A0, trong ngày 10/6, tổng sản lượng huy động từ thủy điện khoảng 149 triệu kW giờ, (miền bắc là 59 triệu kW giờ); nhiệt điện than huy động 439 triệu kW giờ (miền bắc 262,9 triệu kW giờ).
Hiện nay hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn.
Ngày 8/3, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV do đồng chí Lê Quang Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh dự án hồ chứa nước Ka Pét.
Từ ngày 6 đến 9/1, Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà thực hiện xả nước theo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân 2023. Đây là đợt xả nước hồ đồng thời của các thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, với phương án vừa bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục vừa bảo đảm nguồn nước xả phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân.
Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của ngành điện Việt Nam, đồng thời thực hiện tái cơ cấu, nâng cao năng lực quản lý vận hành các nhà máy điện, ngày 1/1/2013, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) chính thức đi vào hoạt động với 12 đơn thành viên trải dài từ bắc đến nam. Bước ngoặt lịch sử này đặt lên vai EVNGENCO2 trọng trách của 1 tổng công ty phát điện có trách nhiệm lớn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và xã hội, góp phần xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh lành mạnh.
Giáo sư Mark Zachary Jacobson tin vào tương lai chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài và tài nguyên điện gió ngoài khơi hay trên đất liền đều phong phú....