Tính đến cuối tháng 7/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn FDI giải ngân đạt hơn 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong bảy tháng của giai đoạn 2020-2024.
Thành phố Hải Phòng đang nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển, mở rộng hợp tác, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có hợp tác, đầu tư từ Trung Quốc, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngày 8/3, Đoàn công tác Tỉnh ủy Thái Nguyên đã có buổi làm việc trao đổi kinh nghiệm với Tỉnh ủy Đồng Nai về phát triển kinh tế-xã hội và công tác xây dựng Đảng. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên chủ trì.
Trong quá trình tạo đột phá trong thu hút đầu tư FDI, các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng đã nhận diện được những khó khăn, tồn tại phải đối mặt, đưa ra các giải pháp khắc phục để phát triển. Để tận dụng cơ hội vàng trong thu hút đầu tư FDI trong giai đoạn hiện nay, các tỉnh phải chuẩn bị tốt năm “sẵn sàng” để “lót ổ” đón “đại bàng” đến đầu tư.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế, nhất là các dự án công nghệ cao, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Nhờ đó, đã có những đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách... Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao vẫn chưa đạt như mong muốn, đòi hỏi cần có những giải pháp toàn diện.
Quá trình tái cấu trúc thương mại toàn cầu và xu hướng hút ngược vốn quay trở về các nước xuất khẩu đầu tư kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine khiến dòng chảy đầu tư toàn cầu tiếp tục bị thu hẹp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thường tổ chức hệ thống sản xuất trên toàn cầu nên khi sản xuất ở khu vực này gặp trục trặc, họ sẽ chuyển sản xuất sang khu vực khác có điều kiện thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có doanh nghiệp FDI nào dịch chuyển đầu tư ra khỏi Việt Nam vì tác động của đại dịch Covid-19.
Ngày 18-11, TP Đà Nẵng (Việt Nam) và Hà Lan tổ chức Hội thảo xúc tiến hợp tác nông nghiệp công nghệ cao (CNC), kết nối giữa các doanh nghiệp, chuyên gia giữa hai bên nhằm nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.