Vũ Mai Phương (Bắc Ninh)
Trả lời:
Ðiều 45 Luật Việc làm quy định: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Ðiều 49 Luật Việc làm, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Ðã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Ðiểm a và Ðiểm b Khoản 1 Ðiều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Ðiểm c Khoản 1 Ðiều 43 của Luật này;
Ðã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 1 Ðiều 46 của Luật này;
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Ði học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp trong trường hợp nào?
Những trường hợp nào được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
Hà Thị Vân (Tuyên Quang)
Trả lời:
Theo Luật Bảo hiểm y tế, tổ chức Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ Bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh trong các trường hợp:
- Tại cơ sở khám chữa bệnh không có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Khám chữa bệnh không đúng quy định tại Ðiều 28 của Luật này;
- Trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Theo Ðiều 4 Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế, ngoài các trường hợp trên, các trường hợp sau được thanh toán trực tiếp trong:
- Trường hợp người bệnh có thời gian tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;
- Trường hợp dữ liệu thẻ Bảo hiểm y tế không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ Bảo hiểm y tế;
- Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ Bảo hiểm y tế trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.