Thanh ngọt vị đường thốt nốt

Cây thốt nốt là đặc trưng của vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Người dân vùng núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer trồng cây lấy nước uống mát lạnh, có mùi vị lạ so với các loại cây trái khác.
0:00 / 0:00
0:00
Các sản phẩm từ nước thốt nốt.
Các sản phẩm từ nước thốt nốt.

Từ tháng giêng cho đến tháng 4 âm lịch, du khách đến vùng núi vui chơi vào nằm quán võng nghỉ ngơi, uống ly nước mát với giá bình dân rất thú vị.

Nước thốt nốt có thể nấu thành đường. Cao điểm vào mùa khô, trời càng nóng bức thì thốt nốt càng kết mật, cho nhiều nước và vị càng ngọt đậm đà.

Thanh ngọt vị đường thốt nốt ảnh 1

Cây thốt nốt, một nét đặc trưng vùng Bảy Núi.

Vì cây cao hơn 10m nên việc leo lên đọt cây lấy nước khá vất vả. Để nấu đường, người ta dùng đất đắp thành cái lò dài có đến hai hoặc bốn miệng lò, mỗi miệng lò đặt một chảo hay nồi lớn, khoảng 4 giờ nước bên trong cô đặc lại thành đường dạng lỏng.

Thanh ngọt vị đường thốt nốt ảnh 2

Nước thốt nốt cô đặc thành đường.

5-6 lít nước sẽ cho ra 1kg đường nguyên chất vị ngọt thanh, không gắt dùng để nấu chè, nêm món ăn, lên mầu đẹp và ít sử dụng hóa chất nên rất được ưa chuộng.

Thanh ngọt vị đường thốt nốt ảnh 3

Leo lên đọt cây lấy nước.

Nhiều người chế biến thốt nốt thành mứt, nước màu, mật nhụy hoa và các sản phẩm này được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh.