Sau hơn một năm từ khi Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các mô hình thí điểm cho thấy những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để sớm đạt mục tiêu một triệu ha vào năm 2030, cần thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ nhóm nông dân ngành hàng lúa gạo.
Ngày 28/3, tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp: “Giải pháp thúc đẩy canh tác lúa phát thải thấp gắn liền với tăng trưởng xanh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 16%, các sản phẩm, dịch vụ liên quan lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các dự án xanh, năng lượng tái tạo hay công nghệ sạch,… được dự báo nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng thương mại “tung” ra cho vay ngay từ các tháng đầu năm.
Là một trong những đại diện doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững Việt Nam, Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC AgriS, HoSE: SBT) đặt trọng tâm vào việc tăng cường hiện diện tại các thị trường quốc tế thông qua chiến lược hợp tác đa phương, xây dựng nền tảng kết nối thương mại quốc tế nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và thực hành nông nghiệp có trách nhiệm.
Nhằm giúp các đối tác trong chuỗi cung ứng tháo gỡ rào cản, xây dựng lộ trình giảm phát thải một cách thiết thực và bền vững, ngày 25/2, tại TP Hồ Chí Minh, Unilever Việt Nam phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham) tổ chức Hội thảo tập huấn Đường đến Phát thải ròng bằng 0.
Nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm, theo hướng tuần hoàn và tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030 nâng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ lên ít nhất 30%; nâng công suất sản xuất phân bón hữu cơ của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 5 triệu tấn/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, một số mô hình thí điểm trồng lúa giảm phát thải được ghi nhận đạt kết quả tích cực như: giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính mà vẫn tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, các địa phương đều mong muốn nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn nhiều thách thức đòi hỏi việc mở rộng diện tích phải được tính toán cẩn trọng, không nôn nóng, không theo phong trào.
Sáng 19/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ phát động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chiều 17/12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Tạp chí Kinh tế Việt Nam (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam) tổ chức trao giải Cuộc thi Startup - Tạo giải pháp cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và mọi mặt của đời sống xã hội.
Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024" tổ chức nhằm nêu cao hơn nữa vai trò của người lao động trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các công đoàn cơ sở trong các hoạt động giám sát công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường của các doanh nghiệp trên toàn quốc.
Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học thuộc Chương trình KC.16/24-30 (Chương trình khoa học và công nghệ Net Zero). Sự kiện nhằm thông tin rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, viện, trường đại học và các chuyên gia, nhà khoa học với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, đổi mới và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới các giải pháp chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.
Xác định không thể tăng trưởng bằng mọi giá để đánh đổi môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Để thực hiện hiệu quả kế hoạch này, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo hướng khu kinh tế chuyên biệt, xanh, thông minh và phát triển bền vững.
Chiều 5/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển bền vững Quảng Ngãi theo hướng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và đa dạng”, thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia kinh tế tham dự.
Ngày 3/12, tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) phối hợp Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam.
Ngày 28/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”. Tham gia tọa đàm, đại diện các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp đều khẳng định tăng trưởng xanh là xu thế không thể đảo ngược và là lựa chọn tất yếu để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Thời gian qua, việc sản xuất theo đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã cho thấy những hiệu quả. Việc hoàn thiện quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp sẽ góp phần phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường,...
Trong nỗ lực khôi phục vị thế “thủ phủ công nghiệp”, tỉnh Nam Định đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, trong đó có xây dựng các khu công nghiệp xanh, nhất quán với định hướng phát triển công nghiệp xanh-hiện đại-bền vững mà tỉnh đã đề ra.
Tăng trưởng xanh là tạo ra những sản phẩm không làm suy thoái, mất rừng, không phát thải khí nhà kính, bảo vệ rừng và bảo đảm sinh kế người dân. Đây cũng là điều kiện quan trọng trong quá trình sản xuất, xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp vào các thị trường lớn trên thế giới.
Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, Hậu Giang đã triển khai các mô hình thí điểm, bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực.
Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại thủ đô Abu Dhabi, nhân dịp thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư UAE Mohammed Bin Hassan Al Suwaidi.
Ngày 27/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công thương phối hợp Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam.
Tối 21/9, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh 2024 (GRECO 2024) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Economic Forum-HEF) lần thứ 5 diễn ra từ ngày 25-27/9.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Lan, ngày 17/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã làm việc với Hoàng thân Jaime de Bourbon de Parme, Đại sứ Hà Lan về biến đổi khí hậu, ông Steven Collet, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và các Mục tiêu phát triển bền vững SDGs (Diễn đàn P4G), bà Meike van Ginneken, Đại sứ Hà Lan về vấn đề nguồn nước.
Ngày 10/9, Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 11 với chủ đề "Kinh tế xanh và đóng góp của phụ nữ" đã khai mạc tại Hà Nội. Diễn đàn nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm các sáng kiến phát huy vai trò, sự đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế xanh.
Sáng 23/8, tại thành phố Quy Nhơn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực Duyên hải miền trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Nửa đầu năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam (VRG) đạt nhiều kết quả khả quan, kết quả kinh doanh cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, VRG tiếp tục triển khai các hoạt động hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.