Sản phẩm dừa tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Khởi hành chuyến tàu đầu tiên xuất khẩu dừa tươi từ miền nam sang Trung Quốc

Ngày 25/10, tại Ga liên vận quốc tế Sóng Thần (thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương), Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt (Ratraco) phối hợp Công ty cổ phần FADO iExport tổ chức Lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển dừa tươi xuất khẩu sang Quảng Châu (Trung Quốc).
Sầu riêng ở Đắk Lắk được các doanh nghiệp thu mua phục vụ xuất khẩu.

Đắk Lắk phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và sử dụng hóa chất trái phép để nhúng sầu riêng

Trong vụ mùa sầu riêng năm 2024, qua công tác kiểm tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và xử phạt đối với một số doanh nghiệp hoạt động thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vi phạm mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và sử dụng hóa chất trái phép, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt đề nhúng sầu riêng…
Đến nay, toàn tỉnh khoảng 28.625ha sầu riêng, đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Tiền Giang, trong đó diện tích kinh doanh là 9.815ha, với sản lượng khoảng 190.000 tấn, trong những năm tới sản lượng có thể tăng lên 300.000 tấn.

[Ảnh] Rộn ràng mùa thu hoạch sầu riêng ở “thủ phủ” của Tây Nguyên

Hiện nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào chính vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023. Nhờ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên thời điểm đầu vụ giá sầu riêng đạt mức trên 100.000 đồng/kg, đến nay bước vào thu hoạch chính vụ nên giá giảm xuống còn 70.000-85.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm 2022.
Khoai lang được bày bán ở một siêu thị Trung Quốc.

Hơn 80 cơ sở đóng gói và vùng trồng khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc

Sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được ký kết cuối năm 2022, phía Trung Quốc vừa công bố danh sách hơn 80 cơ sở đóng gói và vùng trồng khoai lang Việt Nam đạt yêu cầu, được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Hợp tác xã Thanh Phú Long (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đóng hàng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: PHONG THANH)

Bảo đảm nguồn nông sản xuất khẩu

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước đạt hơn 53 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc đóng góp hơn 10 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu xét trong tổng lượng nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Trung Quốc khoảng 260 tỷ USD, thì nông sản Việt Nam mới chiếm tỷ trọng chưa đến 5%. Bảo đảm nguồn cung nông sản cả về số lượng và chất lượng là điều kiện quan trọng để nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, từ đó tiến sâu, rộng vào thị trường Trung Quốc.
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao chứng thư kiểm dịch thực vật cho 5 doanh nghiệp xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc.

Chuyến hàng sầu riêng đầu tiên ở Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Chiều 17/9, tại huyện Krông Pắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký kết.