Mọi người băng qua đường chính bên ngoài một trung tâm mua sắm vào giờ cao điểm buổi chiều ở Jakarta, Indonesia. (Ảnh: REUTERS)

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, đánh giá lại và điều chỉnh các chính sách, đồng thời tăng cường hợp tác đa phương nhằm vượt qua các thách thức và nắm bắt những cơ hội tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.
Tọa đàm "Bóng đá: Ghi bàn thắng cho nữ giới" diễn ra tại Paris, Pháp. (Ảnh KHẢI HOÀN)

Thúc đẩy bình đẳng giới trên toàn cầu

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong tiến trình xây dựng hòa bình trên thế giới. Phát biểu tại khóa họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ông Volker Turk cho rằng, ở cấp cơ sở, phụ nữ đã thúc đẩy chuyển biến xã hội nhưng trong các cuộc đàm phán, tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn khiêm tốn chưa được coi trọng đúng mức.
Người dân Palestine sống trong những căn lều tạm ở miền nam Dải Gaza. (Ảnh: CONNECTICUT PUBLIC)

Nền kinh tế Palestine chịu thiệt hại nặng nề bởi xung đột

Theo Quỹ đầu tư Palestine, khu vực Dải Gaza sẽ cần ít nhất 15 tỷ USD để tái thiết hệ thống nhà nơi đây cũng như bù đắp những thiệt hại sau nhiều năm bị phong tỏa, kìm hãm sự phát triển kinh tế và hiện đang bị tàn phá bởi chiến tranh. Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tác động nghiêm trọng và gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế Palestine.
Ảnh minh họa: Người dân tập trung nhận lương thực cứu trợ tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt ở tỉnh Sindh, Pakistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hỗ trợ nước nghèo giảm gánh nặng nợ nần

Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành cuộc cải tổ sâu rộng đối với hệ thống tài chính toàn cầu để giúp các quốc gia nghèo nhất thế giới cũng như hỗ trợ nỗ lực đấu tranh của những nước này nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính “khổng lồ” hiện nay. Hàng loạt cuộc khủng hoảng do dịch bệnh, xung đột đã khiến các nước nghèo bị suy giảm kinh tế trầm trọng nên việc tăng nguồn hỗ trợ tài chính cho các nước chậm phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp là rất cần thiết hiện nay để giúp những nước này giảm bớt gánh nặng nợ nần.
(Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN)

Nguy cơ lỡ cơ hội chuyển đổi xanh

Liên hợp quốc dự báo, 17 công nghệ tiên phong trong quá trình chuyển đổi xanh có thể tạo ra thị trường trị giá hơn 9.500 tỷ USD vào năm 2030, gấp khoảng ba lần quy mô nền kinh tế Ấn Độ hiện nay. Tuy nhiên, nếu các chính phủ và cộng đồng quốc tế không có hành động quyết đoán ngay bây giờ, nhiều nước đang phát triển có thể tụt lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghệ xanh.